Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 1257: Quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Nhà Trần: Chủ động đề ra kế hoạch đối phó, tăng cường phòng thủ.

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào Đại Việt.

+ Trận Bình Lệ Nguyên: Vua Trần trực tiếp chỉ huy, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng.

+ Chiến lược "vườn không nhà trống" khiến quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long trống rỗng.

+ Quân Trần phản công tại Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thất bại, bị chặn đánh ở phủ Quy Hóa, buộc phải rút chạy.

- Kết quả: Cuộc kháng chiến kết thúc sau chưa đầy một tháng, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập.

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1271: Nhà Nguyên được thành lập.

+ Năm 1279: Nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt.

- Sự chuẩn bị của nhà Trần:

+ Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng để thống nhất quyết tâm kháng chiến.

+ Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, tổng chỉ huy.

+ Viết "Hịch tướng sĩ" để khích lệ tinh thần chiến đấu.

+ Tập trận, duyệt binh tại Đông Bộ Đầu.

+ Bố trí quân đóng giữ các địa điểm trọng yếu.

- Diễn biến:

+ Tháng 1/1285: Hơn 50 vạn quân Nguyên tràn vào Đại Việt.

+ Trần Quốc Tuấn lui quân về đóng ở Vạn Kiếp.

+ Chiến thuật "vườn không nhà trống" được áp dụng, quân Trần rút từ Thăng Long về Thiên Trường.

+ Quân dân nhà Trần chiến đấu kiên cường, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.

+ Tháng 5/1285: Quân Trần phản công, giải phóng Thăng Long.

- Kết quả: Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nguyên.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai thất bại, nhà Nguyên điều Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến đánh Đại Việt lần thứ ba.

+ Nhà Trần tiếp tục chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Cuối năm 1287: Quân Nguyên ồ ạt tiến vào Đại Việt, bị quân Trần chặn lại.

+ Trần Khánh Dư chỉ huy phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên tại Vân Đồn - Cửa Lục, giành thắng lợi quan trọng.

+ Đầu năm 1288: Quân Nguyên chiếm Thăng Long nhưng gặp kế "vườn không nhà trống".

+ Tháng 4/1288: Nhà Trần tổ chức phản công, giành thắng lợi quyết định tại cửa biển Bạch Đằng.

- Kết quả: Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

a) Nguyên nhân thắng lợi

- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập của quân dân Đại Việt.

- Chiến lược sáng suốt, linh hoạt của nhà Trần.

- Sự lãnh đạo tài ba của các vua Trần và tướng lĩnh như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải.

b) Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam:

+ Đập tan âm mưu xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc.

+ Đóng góp vào truyền thống chống ngoại xâm, xây dựng nền quân sự độc đáo.

+ Để lại nhiều bài học cho việc bảo vệ và phát triển đất nước.

- Đối với thế giới:

+ Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược Nhật Bản và Đông Nam Á.

+ Góp phần làm suy yếu đế chế Mông - Nguyên.