Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

1. Sự thành lập nhà Trần

- Cuối thế kỉ XII: Nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối.

- Tháng 1/1226: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

2. Tình hình chính trị

a. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Củng cố chế độ trung ương tập quyền, thực hiện cai trị khoan hòa, gần gũi với dân.

- Hệ thống chính quyền quy củ, hoàn thiện hơn nhà Lý.

- Chia cả nước thành 12 lộ, phủ, đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.

b. Quân đội và luật pháp

- Quân đội:

+ Gồm quân triều đình, quân lộ phủ, quân vương hầu, dân binh làng xã.

+ Duy trì chính sách “Ngụ binh ư nông”.

- Luật pháp:

+ Năm 1341: Ban hành Quốc triều hình luật.

+ Hệ thống pháp luật được tăng cường, hoàn thiện.

c. Chính sách đối nội, đối ngoại

- Đối nội: Quản lí chặt các địa phương, nhất là miền núi, biên viễn.

- Đối ngoại:

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.

+ Kiên quyết bảo vệ độc lập trước ngoại xâm.

3. Tình hình kinh tế - xã hội

a. Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Khuyến khích khai hoang, lập điền trang.

+ Đắp đê phòng lụt, xây dựng thủy lợi.

+ Miễn giảm tô thuế, nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp:

+ Nhà nước quản lí các xưởng đúc tiền, chế vũ khí, đóng thuyền...

+ Làng nghề, phường nghề trong nhân dân phát triển mạnh.

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán nội địa nhộn nhịp.

+ Giao thương với nước ngoài được đẩy mạnh.

b. Xã hội

- Phân hóa xã hội rõ rệt: Giai cấp thống trị: Vua, quan lại có đặc quyền.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân chiếm đa số, ngày càng nhiều người phải lĩnh canh ruộng địa chủ.

+ Thợ thủ công, thương nhân tăng nhanh.

+ Nông nô, nô tì đông đảo, phục vụ gia đình quý tộc.

4. Tình hình văn hóa

a. Tư tưởng - văn hóa

- Nho giáo ngày càng có vị thế quan trọng.

- Phật giáo phát triển mạnh, Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

- Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian.

b. Giáo dục

- Quốc Tử Giám được mở rộng.

- Trường công, trường tư xuất hiện ở nhiều địa phương.

- Khoa cử được tổ chức quy củ, thường xuyên.

c. Khoa học - Kỹ thuật

- Sử học:

+ Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký, bộ sử đầu tiên của nước ta.

+ Một số bộ sử khác: Việt sử lược, Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí.

- Quân sự: Trần Quốc Tuấn biên soạn Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

- Y học: Xuất hiện nhiều danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh.

d. Văn học - Nghệ thuật

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán ca ngợi lòng yêu nước, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống bình dân.

- Kiến trúc - Điêu khắc:

+ Các công trình lớn như kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô.

+ Trình độ điêu khắc tinh tế.

+ Nghệ thuật diễn xướng: Chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối phát triển mạnh.