1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới
a. Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí.
- Những nước tiên phong: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
- Các cuộc thám hiểm nổi bật:
+ 1487: B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi, đặt tên Mũi Bão Tố (sau này gọi là Mũi Hảo Vọng).
+ 1498: Va-xcô đơ Ga-ma đến Can-li-cút (Ấn Độ).
+ 1492: C. Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mỹ.
+ 1519 - 1522: Ph. Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.
b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Tích cực:
+ Mở ra tuyến hàng hải mới, thúc đẩy giao thương.
+ Mang về khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu, góp phần phát triển kinh tế châu Âu.
- Tiêu cực:
+ Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
+ Xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa xã hội và những biến đổi trong xã hội Tây Âu
a. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản
- Tích lũy vốn và nhân công:
+ Giới quý tộc, thương nhân châu Âu cướp bóc tài nguyên từ các thuộc địa.
+ Tịch thu ruộng đất và tư liệu sản xuất từ nông dân, thợ thủ công.
- Biến đổi về kinh tế:
+ Hình thành các công trường thủ công, đồn điền, công ty thương mại.
+ Quan hệ sản xuất tư bản: chủ tư bản xuất vốn - công nhân xuất sức lao động.
b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu
- Giai cấp tư sản:
+ Chủ công trường, đồn điền, thương nhân.
+ Có thế lực kinh tế nhưng chưa có quyền lực chính trị.
- Giai cấp vô sản:
+ Lao động làm thuê, bị bóc lột.
+ Ban đầu đi theo giai cấp tư sản để chống chế độ phong kiến.