Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long

- Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi nhưng thực hiện nhiều chính sách tàn bạo.

- Năm 1009: Lê Long Đĩnh mất, các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nhà Lý.

- Năm 1010: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long (Hà Nội).

- Năm 1054: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.

2. Tình hình chính trị

a. Tổ chức chính quyền

- Trung ương: Vua đứng đầu theo chế độ cha truyền con nối, có các quan đại thần giúp việc.

- Địa phương:

+ Chia thành 24 lộ, phủ, miền núi có châu.

+ Dưới lộ là hương, huyện, đơn vị cơ sở là xã.

b. Luật pháp và quân đội

- Năm 1042: Ban hành Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên.

- Quân đội:

+ Gồm quân triều đình và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông.

c. Chính sách đối nội, đối ngoại

- Đối nội:

+ Chính sách mềm dẻo, củng cố khối đoàn kết dân tộc.

+ Trấn áp các thế lực chống đối.

- Đối ngoại:

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với láng giềng.

+ Kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền.

3. Kinh tế - xã hội

a. Kinh tế

- Nông nghiệp: Nhà nước thúc đẩy sản xuất bằng cày ruộng tịch điền, bảo vệ trâu bò, khai hoang, đào kênh mương.

- Thủ công nghiệp:

+ Nhân dân: Trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, làm gốm, trang sức.

+ Nhà nước: Đúc tiền, chế tạo binh khí, dệt lụa phẩm phục.

- Thương nghiệp:

+ Hình thành chợ, trung tâm trao đổi hàng hóa.

+ Quan hệ buôn bán với Trung Quốc phát triển.

b. Xã hội

- Giai cấp thống trị:

+ Vua, quan có nhiều đặc quyền.

+ Một số dân thường trở thành địa chủ.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân chiếm đa số, nhận ruộng đất công làng xã.

+ Thợ thủ công, thương nhân khá đông.

+ Nô tì có địa vị thấp nhất, phục vụ triều đình và quan lại.

4. Tình hình văn hoá, giáo dục

a. Tôn giáo

- Phật giáo được tôn sùng, truyền bá rộng rãi.

- Nho giáo bắt đầu phát triển, ngày càng có vai trò.

- Đạo giáo phổ biến, kết hợp với tín ngưỡng dân gian.

b. Văn học - Nghệ thuật

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà.

- Nghệ thuật:

+ Hát chèo, múa rối nước phát triển.

+ Các trò chơi dân gian như đá cầu, đấu vật, đua thuyền rất phổ biến.

- Kiến trúc - Điêu khắc:

+ Công trình tiêu biểu: Cấm thành, chùa Một Cột.

+ Điêu khắc đạt trình độ tinh xảo, thanh thoát.

c. Giáo dục

+ Năm 1070: Nhà Lý cho dựng Văn Miếu.

+ Năm 1075: Mở khoa thi đầu tiên tuyển quan lại.

+ Năm 1076: Thành lập Quốc Tử Giám.