1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a:
- Năm 988: Một quý tộc Chăm-pa lập Vương triều Vi-giay-a, mở ra thời kỳ phát triển mới.
- Kinh đô: Chuyển về Vi-giay-a (Đồ Bàn, Chà Bàn - Bình Định).
* Tình hình chính trị:
- 988 - 1220:
+ Gặp nhiều khó khăn, chiến tranh với Chân Lạp và xung đột với Đại Việt.
+ Năm 1069: Vua Chăm-pa cắt ba châu (Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh) cho Đại Việt.
+ Cuộc chiến tranh Một trăm năm (1113 - 1220) khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
- 1220 - 1353:
+ Thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.
+ Thoát khỏi ách đô hộ Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng lãnh thổ.
+ Cuối thế kỉ XIV - 1471: Vương triều khủng hoảng, suy yếu.
+ 1471 - đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ bị thu hẹp, chia thành nhiều tiểu quốc.
b) Kinh tế - Văn hóa
- Nông nghiệp: Trồng trọt kết hợp chăn nuôi, đánh bắt hải sản, khai thác lâm sản.
- Thủ công nghiệp: Nghề truyền thống phát triển.
- Thương nghiệp: Đường biển phát triển mạnh, có nhiều hải cảng như Đại Chiêm (Quảng Nam), Tân Châu (Thị Nại - Bình Định).
- Tôn giáo:
+ Hin-đu giáo giữ vị trí quan trọng nhất.
+ Phật giáo có bước phát triển.
+ Tín ngưỡng phồn thực phổ biến.
- Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng cải tiến.
- Kiến trúc - Điêu khắc: Đền tháp xây bằng gạch nung, trang trí phù điêu.
- Ca múa nhạc: Nhạc cụ trống, kèn Sa-ra-na, điệu múa nổi tiếng vũ điệu Áp-sa-ra.
2. Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến chính trị
- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng Nam Bộ trên danh nghĩa thuộc Chân Lạp (Campuchia).
- Thực tế: Chân Lạp gặp nhiều khó khăn, không quản lý chặt chẽ.
- TK X - XIV: Cư dân thưa vắng.
- TK XVI: Nhiều nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang ở Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Đồng Nai.
b) Kinh tế - Văn hóa
- Kinh tế:
+ Canh tác lúa nước, kết hợp chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản.
+ Buôn bán nhỏ, nghề thủ công phát triển.
+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời Phù Nam.
- Văn hóa:
+ Ảnh hưởng của văn minh Ăng-co không rõ nét, tiếp thu văn hóa Trung Quốc.
+ Hin-đu giáo, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian vẫn tồn tại.
+ Đời sống giản dị, phản ánh nền văn hóa bình dân vùng sông nước, khí hậu nóng ẩm.