1. Những biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI
- Kinh tế:
+ Xuất hiện công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền lớn.
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành.
- Xã hội:
+ Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị.
+ Bị Giáo hội Thiên Chúa giáo kìm hãm → muốn xây dựng nền văn hóa mới.
2. Phong trào văn hóa Phục hưng
- Bắt đầu: Ý xuất phát từ thế kỷ XIV, sau đó lan sang các nước khác.
- Những thành tựu tiêu biểu
+ Văn học: Xuất hiện các nhà văn lớn như Đan-tê, M. Xéc-van-tét, Sếch-xpia.
+ Nghệ thuật: Danh họa nổi tiếng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ.
+ Khoa học: Cô-péc-ních chống lại những quan điểm sai lầm của Giáo hội.
- Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
+ Giải phóng tư tưởng, lên án Giáo hội.
+ Đấu tranh văn hóa, tư tưởng chống chế độ phong kiến lỗi thời.
3. Phong trào cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân:
+ Giáo hội Thiên Chúa giáo chi phối xã hội, cản trở chủ nghĩa tư bản.
+ Phong trào cải cách bùng nổ khắp Tây Âu (Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp...).
- Nội dung:
+ Phê phán Giáo hoàng, phủ nhận quyền thống trị của Giáo hội.
+ Đòi bãi bỏ hủ tục, quay về giáo lý Ki-tô nguyên thủy.
+ Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
- Tác động:
+ Giáo hội Thiên Chúa giáo phân hóa thành Cựu giáo (Ki-tô giáo cũ) và Tân giáo (đạo Tin lành).
+ Khởi nghĩa nông dân ở Đức, đấu tranh chống chế độ phong kiến suy tàn.