Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Bối cảnh:

+ Cuộc Cách mạng công nghiệp làm thay đổi nền kinh tế - xã hội.

+ Nhà máy, công xưởng mở rộng, cần lao động làm thuê.

+ Nông dân mất ruộng, phải làm thuê trong đồn điền, hầm mỏ, nhà xưởng.

=> Giai cấp công nhân ra đời, cùng với tư sản trở thành hai giai cấp chính.

- Tình cảnh:

+ Lương thấp, thời gian làm việc dài, bị đánh đập, phạt.

+ Điều kiện sống tồi tàn.

+ Những năm 30 - 40 thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng phát triển về số lượng và nhận thức.

2. Những hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

a) Hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen

- Những năm 40 thế kỉ XIX, hai ông trở thành lãnh tụ phong trào công nhân.

- Các sự kiện quan trọng:

+ 1842: Ph. Ăng-ghen sang Anh, nghiên cứu tình cảnh công nhân.

+ 1843: C. Mác sang Pháp, tham gia cách mạng.

+ 1844: Hai ông gặp nhau, lập Đồng minh những người cộng sản.

+ 1848: Công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, cương lĩnh của Đồng minh.

+ 1864: Thành lập Quốc tế thứ nhất, C. Mác giữ vai trò lãnh đạo.

+ 1889: Quốc tế thứ hai ra đời, gắn liền với Ph. Ăng-ghen.

b) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

- Bối cảnh: Phong trào công nhân ngày càng mạnh, đòi hỏi một hệ thống lý luận soi đường.

- Tiêu biểu là:

+ Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông (Pháp, 1831).

+ Phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847).

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848):

+ Trình bày quy luật phát triển xã hội.

+ Xác định sứ mệnh của giai cấp công nhân.

+ Kêu gọi đoàn kết công nhân toàn thế giới.

=> Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Công xã Pa-ri (1871)

a) Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

- Sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ Na-pô-lê-ông III.

- 18/3/1871, quân dân Pa-ri giành thắng lợi, Hội đồng Công xã được thành lập.

b) Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri

- Bộ máy tổ chức:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan cao nhất.

+ Thành lập Ủy ban Tư pháp, Quân sự, Đối ngoại.

- Chính sách tiến bộ:

+ Giải tán quân đội cũ, lập lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Giáo dục miễn phí, không dạy giáo lý tôn giáo.

+ Công nhân kiểm soát nhà máy, chế độ tiền lương.

c) Sự thất bại của Công xã Pa-ri

- 2/4/1871, quân đội Pháp (được Phổ hậu thuẫn) phản công.

- 28/5/1871, Công xã Pa-ri bị đàn áp.

d) Ý nghĩa của công xã Pa-ri

- Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, lập chính quyền công nhân.

- Dù chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng:

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh toàn cầu.

+ Là hình mẫu về nhà nước của giai cấp công nhân.

+ Để lại bài học quý giá cho phong trào cách mạng.

4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế

a) Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876)

- Thành lập bởi C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

- Tổ chức 5 kỳ đại hội, với các hoạt động quan trọng:

+ Truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học.

+ Bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ.

b) Sự ra đời của các đảng công nhân

- Cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản sâu sắc.

- Một số đảng ra đời:

+ Đảng Xã hội Đức (1875).

+ Đảng Công nhân Pháp (1879).

+ Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).

c) Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 - 1914)

- Thành lập ở Pa-ri, thay thế Quốc tế thứ nhất.

- Góp phần phát triển phong trào công nhân toàn cầu.

- Sau khi Ph. Ăng-ghen mất, chủ nghĩa xét lại xuất hiện.

- V.I. Lênin kế tục C. Mác và Ph. Ăng-ghen, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.