1. Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng:
- Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ và bóc lột nhân dân.
- Kinh tế suy thoái: nông nghiệp đình đốn, mất mùa, thủ công nghiệp suy giảm, đô thị suy tàn.
- Nhân dân khốn khổ, thúc đẩy phong trào nông dân nổi dậy.
2. Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài
- Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Hoạt động ở Đồ Sơn, Văn Đồn, mở rộng ra Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ An.
+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công, khởi nghĩa thất bại.
- Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Hoạt động chủ yếu ở Điện Biên, Tây Bắc.
+ Sau khi ông mất, con trai tiếp tục lãnh đạo đến năm 1769, khi khởi nghĩa bị dập tắt.
- Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Xây dựng căn cứ ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc, mở rộng hoạt động đến Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Năm 1751, quân Trịnh đàn áp, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều bị đàn áp.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại áp bức.
+ Buộc chúa Trịnh cải cách: khuyến khích khai hoang, đưa dân lưu tán về quê làm ăn.
- Tác động:
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh vào khủng hoảng sâu sắc.
+ Chuẩn bị tiền đề cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII.