Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 5: Cuộc xung đột nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê khủng hoảng: tranh chấp nội bộ, kinh tế đình đốn, dân chúng nổi dậy.

- Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực, tiêu diệt các thế lực đối lập.

- Năm 1527, ông ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, tiến hành cải cách để ổn định đất nước.

2. Xung đột Nam - Bắc triều

- Nguyên nhân

+ Năm 1533, Nguyễn Kim cùng cựu thần nhà Lê nổi dậy chống Mạc, lập lại triều đình nhà Lê (Nam triều), đối đầu với Bắc triều (nhà Mạc).

+ Từ 1533 - 1592, chiến tranh diễn ra chủ yếu ở Thanh Hóa - Nghệ An.

+ Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng.

+ Năm 1677, triều Mạc chấm dứt.

- Hệ quả

+ Đất nước bị chia cắt lâu dài.

+ Sản xuất đình trệ, buôn bán khó khăn.

+ Dân chúng khốn khổ, bị bắt đi lính, đi phu, nạn đói lan rộng.

3. Xung đột Trịnh - Nguyễn

* Nguyên nhân

+ Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm nắm binh quyền, mâu thuẫn với họ Nguyễn.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, mở rộng lãnh thổ phía Nam.

+ Năm 1613, Nguyễn Phúc Nguyên chấm dứt nộp thuế cho họ Trịnh.

+ Năm 1627, chiến tranh bùng nổ, kéo dài 50 năm, hai bên giao tranh 7 lần nhưng không phân thắng bại.

+ Năm 1672, tạm hòa giải, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.

* Hệ quả

- Đất nước bị chia làm hai:

+ Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) do họ Trịnh cai quản.

+ Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) do họ Nguyễn cầm quyền.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”:

+ Vua Lê giữ danh nghĩa đứng đầu đất nước.

+ Thực tế, họ Trịnh và họ Nguyễn nắm quyền cai trị riêng.

+ Xung đột suy kiệt sức dân, tàn phá làng mạc, chia cắt đất nước.