1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Nguyên nhân:
+ Sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa.
+ Hai khối quân sự đối đầu nhau: Liên minh (Đức, Áo - Hung, Ý) và Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
+ Nguyên nhân trực tiếp: Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi sau vụ ám sát Thái tử Áo - Hung (6/1914).
- Diễn biến chính:
* Giai đoạn 1 (1914 - 1916)
+ Chiến sự diễn ra chủ yếu ở châu Âu
+ Thời gian đầu, ưu thế nghiêng về phía phe Liên minh; từ cuối năm 1915, hai Phe Liên minh và Hiệp ước duy trì thế cầm cự.
+ Đến cuối năm 1916, Đức, Áo - Hung buộc phải chuyển sang thế phòng ngự.
* Giai đoạn 2 (1916 - 1918)
+ Tháng 4/1917, Mỹ tham chiến, đứng về phía phe Hiệp ước.
+ Tháng 11/1197, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Sau đó, Nga rút khỏi cuộc chiến.
+ Từ giữa năm 1918, phe Hiệp ước tiến hành phản công trên khắp các mặt trận; phe Liên minh liên tiếp thất bại.
+ Tháng 11/1918, Đức kí Hiệp ước đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
- Hậu quả và tác động:
+ 70 quốc gia tham chiến, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều đế quốc tan rã, Mỹ vươn lên thành cường quốc kinh tế.
+ Trật tự thế giới mới hình thành: Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.
- Tính chất: Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Nguyên nhân:
+ Sau Cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ bị lật đổ nhưng người dân vẫn chịu cảnh đói nghèo, chiến tranh.
+ Hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết công nhân - binh lính.
+ Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin lãnh đạo quyết tâm giành chính quyền về tay nhân dân lao động.
- Diễn biến:
- Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.
- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.
- Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
* Ý nghĩa và tác động:
- Đối với nước Nga: Lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào cách mạng toàn cầu.
+ Mở ra con đường giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa.
+ Thay đổi cục diện chính trị thế giới, tạo ra chế độ xã hội đối lập với tư bản chủ nghĩa.