1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Quá trình xâm lược của các nước đế quốc
* Nguyên nhân:
+ Trung Quốc có tài nguyên, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Chính quyền phong kiến Mãn Thanh suy yếu.
+ Các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược để mở rộng thuộc địa.
* Diễn biến:
- 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang
+ Đức chiếm Sơn Đông
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
b) Cách mạng Tân Hợi (1911)
* Nguyên nhân:
- Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc và chính quyền phong kiến.
- Chính quyền Mãn Thanh quốc hữu hóa đường sắt (thực chất là bán quyền lợi cho các nước đế quốc).
- Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo cách mạng.
* Diễn biến:
- 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Cuối tháng 12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập; Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.
- Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức vào tháng 2/1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Cách mạng chấm dứt.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ nhà Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế hơn 2000 năm.
- Tạo tiền đề cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á (Việt Nam).
* Hạn chế: Không giải quyết được vấn đề ruộng đất, không chống lại sự xâm lược của đế quốc.
2. Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Cuộc Duy tân Minh Trị (1868)
* Nguyên nhân:
+ Chính quyền Mạc phủ suy yếu.
+ Nhật Bản đối mặt với nguy cơ xâm lược từ phương Tây.
+ Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cách, canh tân đất nước.
* Nội dung cải cách:
+ Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến cát cứ, ban hành Hiến pháp 1889, quyền lực tập trung vào Thiên hoàng.
+ Kinh tế: Tự do kinh doanh, thống nhất tiền tệ, phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Quân sự: Huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp vũ khí, đóng tàu.
+ Giáo dục: Chính sách giáo dục bắt buộc, cử học sinh du học phương Tây.
* Kết quả:
- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Nhật Bản phát triển giàu mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa, có vị thế bình đẳng với các nước Âu - Mỹ.
* Ý nghĩa:
- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)
* Đặc điểm chính: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
b) Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Thời gian: Cuối TK XIX - đầu TK XX.
- Biểu hiện:
+ Xuất hiện công ty độc quyền (Mít-xu-bi-si, Mít-xưi...).
+ Đẩy mạnh chính sách xâm lược:
Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895).
Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
Chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Sơn Đông, Sakhalin...