Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 64) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Em muốn biết những thông tin gì khi đọc văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử?
Trả lời:
Em muốn biết những thông tin:
+ Hiểu về nguồn gốc và lý do xây dựng di tích lịch sử.
+ Thông tin về kiến trúc, cấu trúc, và thiết kế của di tích
+ Các sự kiện quan trọng liên quan đến di tích, có thể là những sự kiện lịch sử đã xảy ra tại đây hoặc sự kiện nổi bật mà di tích đã chứng kiến.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 65) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn này.
Trả lời:
- Cách trình bày thông tin của đoạn văn là miêu tả từ khái quát đến cụ thể, mô tả chi tiết và sử dụng các thuật ngữ kiến trúc để miêu tả cụ thể về nền đài: miêu tả cấu trúc từ bao quát đến cụ thể, từ lối đi bên trong đến thiết kế cửa đi lại.
Câu 2 (trang 66) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Theo tác giả bài viết, tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ đâu?
Trả lời:
Tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ việc phần trên của lầu tách ra khỏi bộ khung sườn thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian giống như những con chim phượng đang bay.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu hỏi 1 (trang 67) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử? Dựa vào đâu mà em có thể xác định như vậy?
Trả lời:
- Văn bản Ngọ Môn khác với các loại văn bản khác như tự sự, miêu tả,... văn bản này không nhằm để tái hiện, kể chuyện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay thêm bớt, nói quá.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản này cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự, không trình bày dài dòng, mơ hồ hay sử dụng các từ ngữ, nội dung trừu tượng trong thể loại này.
Câu hỏi 2 (trang 68) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Tìm phần văn bản thể hiện cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại. Cho biết căn cứ xác định và tác dụng của cách trình bày ấy đối với toàn bộ văn bản.
Trả lời:
- Phần văn bản thể hiện các trình bày thông tin theo đối tượng phân loại chính là phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn. Dựa vào việc xác định nội dung chính mà các đoạn văn trong phần văn bản đó thể hiện ta có thể thấy: đoạn “Về mặt kiến trúc… chi tiết” là đoạn khái quát về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn; đoạn “Nền đài…. tráng men ngũ sắc” và đoạn “Lầu Ngũ Phụng …vào trong lòng lầu…” là hai đoạn văn đi vào trình bày chi tiết, cụ thể về kiến trúc của Ngọ Môn.
Câu hỏi 3 (trang 68) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Nêu (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin về di tích Ngọ Môn.
Trả lời:
- Những loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:
+ Hình ảnh
- Vai trò: cung cấp hình ảnh một cách trực qua, làm người đọc dễ hình dung hơn về di tích Ngọ Môn.
Câu hỏi 4 (trang 68) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản.
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản là mối liên hệ gắn bó chặt chẽ. Nhan đề Ngọ Môn đã khái quát vào bao trùm lên những khía cạnh, phương diện về đặc điểm kiến trúc, nét riêng trong cách trang trí… được tác giả đề cập tới trong tác phẩm.
Câu hỏi 5 (trang 68) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Ngọ Môn: Em có nhận xét gì về vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngữ Phụng trong văn bản?
Trả lời:
- Vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngũ Phụng trong văn bản: Trong văn bản "Ngọ Môn" khi nhắc đến hai phần chính là đài - cổng và lầu Ngũ Phụng, thông tin chi tiết liên quan đến hai phần này được sử dụng để phản ánh và phát triển ý về Ngọ Môn. Vậy nên những thông tin chi tiết liên quan đến hai phần này chính là phân tích chi tiết về Ngọ Môn.