Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 97) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống thủy chung, tình nghĩa, vị tha,...) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ bới bạn bè về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.

Trả lời:

- Tuy bị xã hội tước đoạt mọi quyền làm người, nhưng người phụ nữ vẫn cứ vươn lên, không có thế lực nào có thể vùi dập được họ. Chẳng hạn như nàng Cóc trong truyện Lấy vợ Cóc, mặc dù hình dáng của cô không đẹp nhưng lại có tốt nết. Cô Cóc biết nói và giúp đỡ gia đình chồng mình. Cuối cùng, cô biến thành một cô gái xinh đẹp và hạnh phúc bên chồng. Truyện này mang ý nghĩa về tình yêu và sự đánh giá bề ngoại không quan trọng, quan trọng là tốt nết và lòng chân thành.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 97) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?

Trả lời:

- Đoạn thơ là lời kể của người kể chuyện bởi trong đoạn có hô “vợ”, chồng” - là ngôi thứ 3.

Câu 2 (trang 98) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Quan niệm học hành của hai cha con khác nhau:

- Với người cha: Đi học để học những lời nói, việc làm của thánh hiền đời xưa, chép trong sách, học học mới biết mà bắt chước.

- Với Thúc Ngư: Trong sách không có cá, lời nói lại không thể đem đá cá được, và cậu không chịu đi học.

Câu 3 (trang 102) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn 3.

Trả lời:

Học sinh lưu ý một số yếu tố kì ảo:

- Trên bàn ăn toàn đồ sống, cá, rồng đang bơi nhảy

- Cầm đũa lên thì đều là vật chín,

- Ngọa Vân đã "giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! 'Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…

- hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển, với “vảy rồng, mồm giải, mật thú, thân xà”, thoắt hiện, thoắt biến

Câu 4 (trang 104) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?

Trả lời:

Tiếng khóc của Ngọa Vân, một điểm rãi gửi lại cho chồng trước lúc hóa rồng bay về phương Tây Bắc cũng thể hiện tình nghĩa sâu nặng của Ngọa Vân, người vợ hiền thảo thủy chung.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1 (trang 104) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Trả lời:

- Tóm tắt:

Truyện lạ nhà thuyền chài là một câu chuyện cổ kể về cuộc sống và học hỏi trong cuộc sống của hai nhân vật chính là Thúc Ngư. Thúc Ngư – một người dân nghèo, lấy vợ là Ngọa Vân – người có dòng dõi hải tiên, bí ẩn, tài năng. Cả nhà luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để nuôi gia đình.

Ngọa Vân giúp Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có và thành công. Một ngày, nước biển dâng cao, Ngọa Vân phải biến thành cá to, dài để che chắn ngọn nước. Nhờ đó mà gia đình tai qua nạn khỏi. Tuy nhiên, Ngọa Vân đã lộ thân phận bí ẩn của bản thân. Vậy nên, nàng đã rời xa Thúc Ngư và bố mẹ chồng để đảm bảo bình yên cho họ.

- Các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự không gian có sự giao hòa giữa thế giới con người và thế giới thánh thần, thời gian ở cõi trần với thuỷ phủ.

Câu hỏi 2 (trang 104) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.

Trả lời:

Em không đồng tình với ý kiến của Thúc Ngư, bởi việc học có thể bây giờ không ra “cá” nhưng việc học có thể khiến tương lai kiếm nhiều cá hơn. Hơn nữa học tập mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác. Điều này giúp tạo ra cái nhìn toàn diện hơn về thế giới và thúc đẩy sự hiểu biết và sự nhạy bén trong tư duy, chứ không chỉ để đánh bắt cá.

Câu hỏi 3 (trang 104) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Trả lời:

- Nhân vật Ngọa Vân trong truyện có tính cách rất đặc biệt:

+ Nàng là một người phụ nữ bí ẩn và tài năng, đã giúp Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có và thành công.

+ Ngọa Vân được miêu tả là xinh đẹp và duyên dáng, với sắc đẹp tuyệt trần.

+ Ngọa Vân có lòng hiếu thảo và sẵn lòng hi sinh cho gia đình. Ví dụ, khi đối mặt với cơn bão biển khủng khiếp, nàng đã biến thành một con cá để bảo vệ gia đình.

⇒ Tính cách của Ngọa Vân thể hiện sự mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh cho người thân yêu.

Câu hỏi 4 (trang 104) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ để của văn bản.

Trả lời:

- Gia đình Thúc Ngư xuống biển đón con dâu

- Vợ là dòng dõi “hải tiên”

- Chi tiết rút đường của Ngoạ Vân

- Ngoạ Vân hiện nguyên hình, cứu gia đình chồng trong cơn bão biển

- Ngoạ Vân đã nhổ ra một điểm rãi trắng trao cho Thúc Ngư và dặn đem hoà với nước thì sẽ không bị chìm, nói xong hoá thành rồng bay về phương Tây Bắc.

- Những món ăn “ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” mà cha Ngọa Vân thết đãi ông bà thông gia

- Hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển

=> Tác dụng: Làm câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn hơn phù hợp với chủ đề và nhân vật. Chính những phép thần thông như vậy mới phù hợp với dòng dõi tiên của Ngoạ Vân.

Câu hỏi 5 (trang 104) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:

a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.

Trả lời:

a.

- Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, vì nội dung giới thiệu, kể lại cuộc sống gia đình của vợ chồng nhà thuyền chài.

- Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại, vì ta thấy xuất hiện lượt lời của các nhân vật Thúc Ngư, Ngọa Vân.

b. Việc sử dụng lời thơ và lời hát trong văn bản có tác dụng tạo ra một không gian tưởng tượng và thể hiện cảm xúc sâu sắc của nhân vật. Lời thơ và lời hát có thể mang đến những hình ảnh tươi đẹp, những cung bậc cảm xúc phong phú và tạo nên sự tương tác giữa người viết và người đọc. Chúng cũng có thể tạo nên nhịp điệu, âm nhạc và những giai điệu đặc biệt, làm tăng tính hấp dẫn và sức cuốn hút của văn bản.

Câu hỏi 6 (trang 105) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Có, bởi có bao yếu tố li kì rất hấp dẫn và thú vị. Nó là chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật là người phụ nữ (Ngoạ Vân) đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Câu hỏi 7 (trang 105) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài: Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?

Trả lời:

- Lời bàn của Sơn Nam Thúc trong truyện là một phần quan trọng trong câu chuyện. Sơn Nam Thúc là một nhân vật thông minh và sáng tạo, ông đã đưa ra những lời khuyên và suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Ông nhấn mạnh rằng học hỏi từ sách vở không thể sánh bằng việc trải nghiệm cuộc sống và nhìn nhận rộng hơn. Ông cũng nhắc lại câu tục ngữ “Có người là có của” để ca ngợi con trai thông minh và khéo léo. Sơn Nam Thúc cũng đề cập đến việc Thúc Ngư lấy được vợ đẹp như một hải tiên từ một đảo ấp xa xôi, nhấn mạnh rằng niềm tin và sự kiên nhẫn trong cuộc sống là quan trọng.