Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Trải nghiệm cùng văn bản

SƠN TINH, THỦY TINH

[Lược thuật phần I: Vua Hùng mở hội kén rể. Hai vị thần Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến thi tài và xin cưới công chúa Mỵ Nương xinh đẹp, nết na. Nhà vua giao hẹn: Sáng hôm sau ai mang lễ vật đến trước thì sẽ gả công chúa cho người đó.]

II

Bình minh má ủng đào phơn phớt

Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh.

Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,

Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành.

Mỵ Nương bên lầu son tựa của,

Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.

Cánh nhạn long lanh vòn ánh lửa,

Mê nàng, chim ngắn lưng giời đông.

Rừng xanh thả mây đào man mác,

Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu

Mình phủ áo bào hồng ngọc dát,

Tay ghì cương hồ, tay cầm lau.

Theo sau năm chục con voi xám

Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,

Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng,

Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.

Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ,

Hón hở thần trông, thoáng nụ cười.

Thần suốt đêm sao dài không ngủ,

Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi.

Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,

Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương,

Lầu son nàng ngoái trông lần lữa,

Mi xanh lệ ngọc mở hơi sương.

Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,

Thương người, thương cảnh xót lòng đau.

Nhìn quanh, khói toả buồn man mác,

Nàng kêu: “Phụ vương ôi! Phong Châu!"

Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt,

Hùng Vương mơ vịn tay bờ thành,

Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc,

Mắt nhoà, lệ ngọc ngắn đầm quanh...

Thoảng gió vù vù như gió bế,

Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng,

Yên gắm tung dài bay đỏ choé,

Mình khoác bào xanh da giòi quang.

Theo sau cua đó và tôm cá,

Chia đội năm mươi hòm ngọc trai.

Khập khiễng bò lê trên đất lạ,

Trước thành tấp tếnh đi hàng hai,

Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ,

Chân trời còn phảng bóng người yêu,

Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú,

Vừa uất vì thương, vừa bởi kiêu.

Co hết gân, nghiến răng, thần quát:

"Giết! Giết Sơn Tinh hả hòn ta!"

Tức thời nước sủi reo như thác,

Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.

III

Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu,

Áo bào phơ phất nụ cười bay.

(Vui nhỉ mê ai xinh, mới hiểu)

Thần trông kiệu nhỏ hồn thêm say.

Choàng nghe sóng vỗ reo như sắm,

Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai.

Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm,

Sơn Tinh trông thấy càng dương oai.

Sóng cả gầm reo lăn như chớp,

Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.

Cá voi quác mồm to muốn đóp,

Cá mập quẫy đuôi, cuồng nhe răng,

Càng cua lỏm chớm giơ như mác,

Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.

Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc

Niệm chú, đất nấy vù lên cao.

Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.

Đuôi quắp, nhe nanh, giờ vuốt đồng,

Đạp long đất núi, gắm xông xáo,

Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.

Mây đen hăm hở bay mù mịt,

Sấm ran, sét động nổ loè xanh.

Tôm cá xưa nay im thin thít,

Mở quác mồm to kêu thất thanh.

Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu,

Bỗng chợt nàng kêu, mắt lệ nhoà.

(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu,

Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!"

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,

Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.

Trần gian đâu có người dai thế,

Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 25, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000)

 

Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1 (trang 108) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh: Liệt kê và nêu tác dụng của một số chi tiết kì ảo trong văn bản.

Trả lời:

- Một số chi tiết kì ảo trong câu chuyện:

+Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc/ Niệm chú, đất nẩy vù lên cao./ Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo/ Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,/ Đạp long đất núi, gầm xông xáo,/ Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.

+ Sóng cả gầm reo lăn như chớp/ Thủy Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng./ Cá voi quác mồm to muốn đớp,/ Cá mập quẫy đuôi, cuồng nhe răng,/ Càng cua lởm chởm bò như mác,/ Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.

- Tác dụng: tạo ra một không gina mơ hồ, mang đến cho người đọc cảm giác phi thực, tăng thêm sự hấp dẫn và sự lôi cuốn của câu chuyện, đồng thời cũng thể hiện ý chí, sức mạnh của từng nhân vật.

Câu hỏi 2 (trang 108) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh: Phân tích một số hình ảnh, chi tiết thể hiện khung cảnh cuộc sống “ngày xưa” hoặc nét văn hóa cổ truyền của người Việt Nam

Trả lời:

Hình ảnh, chi tiết thể hiện khung cảnh cuộc sống “ngày xưa” hoặc nét văn hoá cổ truyền của người Việt Nam:

- My Nương bên lầu son tựa cửa/ Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng -> xưa kia con của vua (công chúa) ở trong lầu son, là biểu tượng của sự giàu có và quý phái. Hình ảnh này thường gắn liền với cuộc sống thượng lưu và sang trọng. Rèm ngọc lơ và áo hồng là những chi tiết trang trí tinh tế, thường chỉ xuất hiện trong những không gian sang trọng và dành cho những người có địa vị cao. Màu áo hồng thường được liên kết với sự dịu dàng và nữ tính.

- Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa,/ Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương -> Sơn Tinh đến hỏi cưới Mị Nương, kính chào trước vua 

- Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt => Lễ cưới của công chúa không chỉ là việc lớn của hoàng gia, mà còn là chuyện hệ trọng của cung đình, đất nước. Khi kiệu hoa tới trước cửa, công chúa bước ra, bên trong, phò mã đã chờ sẵn bên kiệu, tự tay vén màn mời công chúa lên. Như vậy, theo tục lệ xưa, công chúa xưa kia khi được cưới về, thường có kiệu rước dâu. 

Câu hỏi 3 (trang 108) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

- Chủ đề: chinh phục thiên tai của con người.

- Cảm hứng chủ đạo: truyện thể hiện sự quyết tâm của Sơn Tinh trong việc cưới Mị Nương. Qua đó thể hiện lòng chân thành trong tình yêu; đồng thời cũng thể hiện quyết tâm chinh phục khó khăn trong cuộc sống.

Câu hỏi 4 (trang 108) SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh: Kẻ bảng sau vào vở. Tìm một số chi tiết cho thấy sự khác biệt về cách miêu tả nhân vật trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (thơ Nguyễn Nhược Pháp) và văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết).

Trả lời: