Soạn bài Phò giá về kinh - Ngữ văn 9 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu hỏi (trang 20) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: Chú ý cách các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh.

Trả lời:

- Việc sử dụng các động từ mạnh cùng các chiến thắng lịch sử thể hiện khí thế mạnh mẽ, hào hùng của dân tộc.

Sau khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 20) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

Trả lời:

- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

- "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ mở ra bằng hào khí chiến thắng và khép lại bằng khát vọng hoà bình.

Câu hỏi 2 (trang 20) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…)

Trả lời:

- Đặc điểm thể loại của bài thơ "Phò giá về kinh":

+ Thể thơ: "Phò giá về kinh" được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Ngũ ngôn tứ tuyệt là thể thơ Đường luật có 4 câu, mỗi câu 5 chữ.

- Niêm luật:

+ Niêm: Các câu 1, 2, 4 niêm vần bằng.Câu 3 niêm vần trắc.

+ Luật: Bài thơ tuân theo luật bằng trắc trong thơ Đường luật.

Câu hỏi 3 (trang 21) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

- Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta.

- Hai câu cuối nói về khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị.

=> Chủ đề của bài thơ: Hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu hỏi 4 (trang 21) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

Trả lời:

Cách ngắt nhịp 2/3 có tác dụng nhấn mạnh chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần và khẳng định khát vọng, trách nhiệm của con người trong việc xây dựng đất nước.

Câu hỏi 5 (trang 21) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

- Nội dung:

+ Đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất.

+ Đều nói về chủ quyền và độc lập của dân tộc.

- Hình thức:

+ Đều viết theo thể thơ Đường luật (Phò tá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)

+ Đều viết bằng chữ Hán.

Câu hỏi 6 (trang 21) SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều - Soạn bài Phò giá về kinh: Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

- Bài thơ có ý nghĩa trong việc cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu vì đây là một khúc ca khải hoàn, đặc biệt nhiệm vụ “tu trí lực” là nhiệm vụ của bất cứ ai thuộc bất cứ thời đại nào chứ không riêng gì thời kì của Trần Quang Khải.