Giải Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Mở đầu

Mở đầu SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 (trang 120): Là đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng nhờ những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp trong từng giai đoạn, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế mạnh mẽ, trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Vậy, kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Các ngành kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn nào và các vùng kinh tế có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
- Sau chiến tranh thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng phục hòi và tăng trưởng, và có sự phát triển vượt bậc.
- Các ngành kinh tế đạt được nhiều thành tựu nổi bật như:
+ Công nghiệp: Phát triển hàng đầu thế giới, sản xuất ô tô, rô bốt, đồ gia dụng,..
+ Nông nghiệp:Phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lực lao động.
+ Dịch vụ: Chiếm gần 70% GDP của Nhật Bản.
- Các vùng kinh tế của Nhật Bản gắn liền với 4 đảo lớn như Hôn su, Hốc- cai- đô, Kiu-xiu, Xi- cô- cư và các đảo nhỏ ven bờ.

I. Tình hình phát triển kinh tế

Câu hỏi mục I SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 (trang 120): Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2020.
- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
Trả lời:
* Quy mô và tốc độ tăng trưởng có sự giảm dần từ năm 2000- 2005 và đến 2010 có sự tăng vọt và giảm dần vào 2020.
- Cơ cấu GDP Nhật Bản có sự chênh lệch lớn với dịch vụ đống vai trò lớn nhất trong cơ cấu, sau đó đến xây dựng và cuối cùng là nông nghiệp.
* Tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.
- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.
* Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản
- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chăm chỉ và có trình độ lao động cao.
- Nhà nước chú trọng đầu tư, hiện đại hoá công nghiệp và ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

II. Các ngành kinh tế

Câu hỏi 1 SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 (trang 122): Dựa vào hình 23.2, 23.3 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét sự phân bố của các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp ( điện tử- tin học, sản xuất ô tô, hóa chất, hóa dầu, đóng tàu,..)
Trả lời:
* Tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.
+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
* Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.
Câu hỏi 2 SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 (trang 123): Dựa vào hình 23.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở Nhật Bản.
- Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp ở Nhật Bản.
Trả lời:
* Tình hình phát triển nông nghiệp Nhật Bản
- Chiếm 1% GDP và sử dụng khoảng 3% lực lượng lao động (Năm 2020).
- Diện tích đất nông nghiệp hạn chế, chủ yếu là các trang trại vừa và nhỏ.
- Phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa người lao động.
* Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su
- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô
- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…
- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản
Câu hỏi 3 SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 (trang 125): Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển một số ngành dịch vụ của Nhật Bản.
Trả lời:
Cơ cấu ngành:
+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.
+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát triển nhanh, chất lượng, áp dụng coong nghệ hiện đại bậc nhất.
+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.
+ Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, thu hút du khách nhiều nơi đạt 31.8 triệu lượt khách vào năm 2019.

III. Các vùng kinh tế

Câu hỏi mục III SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23 (trang 127): Dựa vào bảng 23.2, hãy nêu những đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế ở Nhật Bản.
Trả lời:
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Luyện tập

Luyện tập: Cho bảng số liệu sau:
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản, giai đoan 2011-2020.
b) So sánh và nhận xét về sự thay đổi lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản, giai đoạn 2011-2020.
Lời giải:
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
* Nhận xét:
- Lượng khách du lịch nội địa của Nhật Bản có xu hướng giảm qua các năm.
- Lượng khách du lịch quốc tế của Nhậ Bản cũng có xu hướng giảm.
- Lượng khách du lịch quốc tế thấp hơn so với lượng khách du lịch nội địa.

Vận dụng

Đề bài: Hãy sưu tầm thông tin và viêt một đoạn văn ngắn tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản, từ đó liên hệ với nền nông nghiệp ở Việt Nam.
Thông tin tham khảo:
     Nhật Bản được xem như cái nôi của sự phát triển công nghệ thế giới. Trong đó, nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản chính là tấm gương sáng mà một đất nước đi lên từ cây lúa như Việt Nam cần noi theo. Nhật Bản phát triển nông nghiệp theo hướng khoa học công nghệ cao, bền vững có sản lượng và chất lượng đứng top đầu thế giới. Trước tiên, cần khẳng định hướng đi của nông nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, tối ưu công suất lao động và tăng năng suất, chất lượng thu hoạch. Như vậy, Việt Nam cần có cơ chế khoa học công nghệ hiện đại để có thể phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh đó, chúng ta cần học hỏi và hợp tác để chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản. Ngược lại nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm cơ cấu lớn nhưng việc áp dụng công nghệ cao chưa được phổ biến ở nước ta. Do trình độ, điều kiện cũng như là về kinh tế chưa được đảm bảo. Người dân Nhật Bản làm nông nghiệp không hề vất vả, họ giống như những ông chủ của một doanh nghiệp, mượn sức máy móc để nâng cao hiệu suất và giảm tải gánh nặng cho con người. Nếu Việt Nam muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì hướng đi nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bảnchính là hướng đi đúng đắn mà chúng ta cần noi theo.