Giải Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Mở đầu

Mở đầu SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25 (trang 131): Với lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng, dân số đông cùng lịch sử phát triển lãnh thổ lâu đời, Trung Quốc đang khai thác có hiểu quả những nguồn lực về tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế nhanh chóng. Đặc điểm tự nhiên và xã hội như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế Trung Quốc?
Trả lời:
- Về tự nhiên: giúp cho kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ nhờ những nhân tố đa dạng.
- Về xã hội:
Trung Quốc cí nét văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ, cái nôi của nềm văn minh. Khiến chất lượng cuộc sống xã hội được nâng lên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc.

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí

Câu hỏi mục I SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25 (trang 131): Dựa vào hình 25.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết:
- Những đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc
- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lí đến phát triển kinh tế- xã hội Trung Quốc
Trả lời:
* Đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí Trung Quốc
- Vị trí địa lí
+ Thuộc khu vực Trung và Đông Á.
+ Lãnh thổ trải dài từ 20oB tới 53oB và 73oĐ tới 135oĐ.
+ Tiếp giáp với 14 nước thuộc các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á.
Có đường bờ biển dài 9000km.
- Phạm vi lãnh thổ
+ Diện tích lớn thứ 4 thế giới.
+ Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 TP trực thuộc TW.
* Phân tích ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Đất nước rộng lớn, thiên nhiên có sự phân hóa giữa các vùng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng.
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng biển rộng lớn đã tạo thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, các nước trên thế giới và phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
- Khó khăn:
+ Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi mục II SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25 (trang 132): Dựa vài hình 25.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Cho biết đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế- xã hội Trung Quốc.
Trả lời:
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

III. Dân cư và xã hội

Câu hỏi mục III SGK Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25 (trang 134): Dựa vào hình 25.3 , hình 25.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày những đặc điểm về dân cư và xã hội của Trung Quốc.
- Cho biết đặc điểm dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc.
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Trả lời:
- Đặc điểm dân cư và xã hội:
* Dân cư:
+ Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới (1,45 tỉ người) 
+ Có trên 50 dân tộc, người Hán chiếm trên 90% dân số.
+ Dân số của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc ngày càng giảm.
+ Dân số thành thị của Trung Quốc tăng nhanh và chiếm 59,2% dân số cả nước, dân nông thôn chỉ còn chiếm 41,8% năm 2018.
-  Phân bố dân cư:
* Dân cư phân bố không đều giữa các miền:
+ Tập trung đông ở miền Đông, các thành phố lớn.
 Hình thành nên các đô thị lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh,…
+ Thưa thớt ở miền Tây, khu vực núi cao.
* Nguyên nhân: Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế của các vùng, miền.
* Xã hội:
-  Nền giáo dục được đầu tư và phát triển.
- Người lao động cần cù, sáng tạo và có chất lượng ngày càng cao.
- Có nhiều phát minh: La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng,…
-  Tác động:
+ Tích cực: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Đa dạng về bản sắc dân tộc.
+ Tiêu cực: Gây sức ép lên sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở các thành phố lớn, vấn đề nhà ở, việc làm trở nên gay gắt. Gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

Luyện tập

Luyện tập 1: Hãy so sánh đặc điểm địa hình miền đông và miền tây Trung Quốc.
Lời giải:
- Miền Đông:
+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ bắc xuống nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam với tổng diện tích hơn 1 triệu km2. Các đồng bằng được những con sông lớn bồi tụ nên có đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú.
+ Phía đông nam của miền này có địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
- Miền Tây:
+ Có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,... Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
Luyện tập 2: Dựa vào hình 25.4, hãy nhận xét quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc, giai đoạn 1990-2000.
Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Lời giải:
- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hương giảm từ năm 1990- 2020.
- Quy mô dân số vẫn tăng theo từng năm.
Vận dụng
Đề bài: Viết bài giới thiệu về một di sản thế giới (tự nhiên hoặc văn hoá) của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận.
Bài làm
     Nhiều người đã nghĩ Vạn Lý Trường Thành là công trình ở Bắc Kinh nhưng thực tế, Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung của tập hợp nhiều thành lũy bằng đất đá được xây dựng ước tính có niên đại hơn 2500 năm, kéo dài tới 21196,18 km từ phía Đông sang Tây. Trải qua rất nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa. Bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước đã tự độc lập xây những đoạn tường thành ở phía Bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Đến khi Hoàng Đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa ông đã cho tiếp tục xây dựng nhằm liên kết các tuyến phòng thủ đã tồn tại trước đó. Công trình còn được tiếp tục xây dựng tới triều đại nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành có chức năng như một tuyến phòng thủ quân sự bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc xâm lược của các bộ tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau đó, cho đến cuối triều đại nhà Minh, mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, mang hình dạng uốn lượn của Rồng. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Vạn lý trường thành cũng thuộc Top 7 kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới. Không hề quá khi nói rằng Vạn lý trường thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Và tất nhiên, đi cùng đó là những ý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa được người dân Trung Hoa nâng niu qua hàng trăm năm. Ý nghĩa về mặt quân sự: Vạn lý trường thành được xây dựng nhằm mục đích phòng ngự, chống lại quân địch của các quốc gia khác và giặc Hung Nô tấn công. Trên hệ thống tường thành cũng được xây dựng nhiều tháp canh. Theo các nhà quân sự, nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đã đứng vững trước sự tấn công của nạn ngoại xâm. Cũng như góp phần bình trị nội loại. Việc xây dựng - duy trì Vạn lý trường thành không chỉ là một kỳ tích. Mà hơn thế còn thể hiện sự gắn kết, sự tiếp nối của các triều đại. Phân chia ranh giới, gia cố - bảo vệ cho an toàn quốc gia. Đó chính là ý nghĩa quân sự của công trình này. Ý nghĩa về mặt văn hóa: bên cạnh ý nghĩa về mặt quân sự. Vạn lý trường thành còn mang ý nghĩa văn hóa rất lớn lao. Theo quan niệm của người xưa. Sự tồn vong của công trình kiến trúc vĩ đại này đồng nghĩa với sự tồn vong của họ. Đây được xem như một niềm tự hào của mỗi người dân Trung Hoa. Chính bởi lẽ đó, Vạn lý trường thành vẫn luôn được quan tâm duy trì - tu bổ. Để ngày nay và mãi về sau, Trường Thành này vẫn gắn liền với hình ảnh đất nước Trung Quốc rộng lớn.