I. Hệ thống hóa kiến thức

Sinh 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5

II. Bài tập

Bài tập 1: Hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng, điều này có ý nghĩa gì đối với tự nhiên?
Lời giải:
– Đối với tự nhiên, sự đa dạng của vi sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng thích nghi, sinh trưởng và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau. Ngoài ra, sự đang dạng này còn đóng vai trò là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, giúp cân bằng các vật chất, phân giải các chất dư thừa và tổng hợp nên các chất còn thiếu.
Bài tập 2: Hãy giải thích vì sao khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi.
Lời giải:
– Sữa là môi trường tuyệt vời cho sự phát triển của vi sinh vật. Vì vậy, khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi để tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, tránh nhiễm khuẩn vào nguyên liệu, giúp hoạt động lên men của vi khuẩn lactic được thuận lợi. Nếu không tiệt trùng các dụng cụ thì vi khuẩn và các mầm bệnh khác sẽ sớm sinh sôi.
Bài tập 3: Quan sát đồ thị ở Hình 1, hãy giải thích sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol.
Lời giải:
- Trong quá trình phát triển của vi khuẩn E.coli, giai đoạn đầu thể hiện sự thích nghi với môi trường mới, đường cong sinh trưởng duy trì ổn định do số lượng tế bào chết và sinh ra là tương đương. Khi đã thích nghi với môi trường, vi sinh vật sử dụng glucose làm nguồn dinh dưỡng dẫn đến tăng mạnh số lượng tế bào sinh trưởng, đường cong sinh trưởng lúc này đạt mức tối đa.
- Khi nguồn dinh dưỡng giảm dần, đường cong không biến đổi, số lượng tế bào chết bằng số lượng tế bào sinh ra. Trong giai đoạn sau cùng, khi thêm sorbitol, vi khuẩn tăng cường sinh trưởng vì được cung cấp thêm dinh dưỡng, dẫn đến tăng đột ngột của đường cong sinh trưởng. Cuối cùng, khi dinh dưỡng giảm, số lượng tế bào chết và sinh ra bằng nhau, duy trì đường cong sinh trưởng không biến đổi.
Bài tập 4: Người dân đã dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá? Độ đạm của nước mắm là gì?
Lời giải:
– Dựa vào khả năng tiết ra enzyme của vi sinh vật, người nông dân đã dựa vào cơ sở này để phân giải protein có trong cá tạo thành các amino acid có trong nước mắm.
– Độ đạm là tổng lượng nitơ có trong một lít nước mắm.
+ Ví dụ: Nước mắm có 20 độ đạm thì bạn nên hiểu là trong một lít nước mắm có chứa đến 20gr chất nitơ.
+ Nước mắm gồm có các loại chất đạm bao gồm:
=> Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ được chứa trong nước mắm (đơn vị tính là g/l), đây là yếu tố quyết định phân hạng của nước mắm.
=> Đạm amin: là tổng lượng axit amin được chứa trong nước mắm (đơn vị tính là g/l), đây là yếu tố thể hiện giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
=> Đạm amon: còn gọi là đạm thối, vì sự xuất hiện của nó càng nhiều thì càng khiến cho nước mắm càng kém chất lượng.
Bài tập 5: Hãy hoàn thành nội dung của bảng sau:
Lời giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của sinh vật

Cơ chế tác động

Ứng dụng vào đời sống

pH

Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất , hoạt tính ennzyme.

Chế biến và bảo quản thực phẩm

Nhiệt độ

Ảnh hưởng đến phản ứng hóa sinh trong tế bào

Đun sôi nước, thực phẩm tiêu diệt vsv gây hại cho con người

Độ ẩm

Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, enzzyme, thủy phân các cơ chất. Vi sinh vật không thể thiếu nước.

Phơi khô các loại quả, hạt để bảo quản

Ánh sáng

Tác động đến quá trình quang hợp ở các vsv quang tự dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. Bước sóng ngắn  có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn

Phơi đồ dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn

Áp suất thẩm thấu

Sinh vật trong môi trường ưu trương sẽ bị mất nước, co nguyên sinh 

Ngâm rau củ trong nước muối để diệt trứng giun, sán

Chất dinh dưỡng

Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của ví sinh vật

Chế biến và bảo quả  thực phẩm

Chất sát khuẩn

 

Chất kháng sinh

- Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vsv nhưng ko làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể

- nhiều cơ chế khác nhau, vd: ức chế tổng hợp thành tế bào, protein, ...

- Cồn sát khuẩn, khử khuẩn nước bằng Clo...

- thuốc kháng sinh ...

Bài tập 6: Liệt kê một số thành tựu và tên các ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong đời sống theo nội dung bảng sau:
Lời giải:

Công nghệ

vi sinh vật

Thành tựu

Nghề nghiệp liên quan

Nông nghiệp

- Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh

- Sản xuất phân bón vi sinh

- Tạo giống cây trồng sạch bệnh

- Bảo vệ thực vật

- Phân bón

- Giống cây trồng

Thực phẩm

- Sản xuất rượu, bia, nước giải khát,…

- Sản xuất thực phẩm: bánh mì, phomat, nước mắm,…

- Công nghệ sản xuất rượu, bia, nước giải khát

- Công nghệ thực phẩm

Y tế

- Sản xuất vaccine, thuốc kháng sinh

- Dược học

Xử lí

môi trường

- Sản xuất các chế phẩm từ vi sinh vật có vai trò xử lí rác thải, nước thải

- Công nghệ môi trường

Bài tập 7: Hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của thuốc trừ sâu và phân bón hoá học với thuốc trừ sâu và phân bón sinh học.
Lời giải:

Loại

Ưu điểm

Nhược điểm

Thuốc trừ sâu

hóa học

- Hiệu quả nhanh chóng, diệt được sâu bệnh trên diện rộng.

- Không có hiệu quả lâu dài.

- Diệt cả những sinh vật có ích.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc cho người dùng.

- Gây nhờn thuốc.

- Giá thành cao.

Thuốc trừ sâu

sinh học

- Hiệu quả lâu dài.

- Chỉ tiêu diệt sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật khác.

- Không ảnh hưởng đến môi trường, không làm giảm chất lượng sản phẩm, không gây độc hại đến người sử dụng sản phẩm.

- Giá thành thấp.

- Hiệu quả chậm hơn.

- Khó bảo quản.

Phân bón

hóa học

- Hiệu quả nhanh.

- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan, dễ hấp thu.

- Bón liên tục sẽ làm cho đất chua.

- Ảnh hưởng đến môi trường.

- Giá thành cao.

Phân bón

sinh học

- Hiệu quả lâu dài, ngoài việc cung cấp các chất khoáng cơ bản còn cung cấp các vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hấp thu và phân giải các chất trong đất, cố định đạm,…

- Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Giá thành thấp.

- Hiệu quả chậm hơn.

- Có hạn sử dụng nhất định.

- Khó bảo quản hơn.