Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

1. Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời đế quốc Mô-gôn

* Về chính trị:

+ Chính sách: hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả vùng xa xôi, hẻo lánh; xây dựng luật pháp nghiêm minh, tham khảo luật cổ truyền Ấn Độ

+ Tác dụng: nền chính trị ổn định, quyền lực A-cơ-ba được củng cố

* Về kinh tế

+ Chính sách: đo đạc lại ruộng đất; thống nhất hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ

+ Tác dụng: sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Kinh tế hàng hóa phát triển

* Về xã hội

+ Chính sách: khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với người Ấn; bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo. Thực hiện hòa hợp tôn giáo

+ Tác dụng: xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người

2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Văn học:

+ Văn học phát triển đa dạng với nhiều thể loại: thơ ca, kịch…

+ Xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu là: nhà thơ Tun-xi Đa-xơ

+ Trong thời gian trị vì, vua A-cơ-ba cho tập hợp và chép lại các bộ sử thi từ thời cổ đại, xây dựng thư viện khổng lồ với 24.000 cuốn sách.

- Nghệ thuật: Nổi bật là thành tựu về kiến trúc, hội họa

+ Nhiều công trình nổi tiếng như: Thành đỏ A-gra, thành Đỏ La-ki-la ở Đê-li; lăng mộ Ta-giơ Ma-han….

+ Hội họa phát triển với đề tài chủ yếu là khắc họa đời sống của con người; hình thành phong cách nghệ thuật hội họa Mô-gôn.