Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1. Nho Giáo

- Nho giáo chủ trương: dùng đạo đức để cai trị và tôn ti trật tự xã hội

- Sự phát triển:

+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

+ Từ thời Đường, việc tổ chức khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách đạo Nho => vị trí Nho giáo ngày càng vững chắc trong xã hội Trung Quốc.

2. Văn học, sử học

- Văn học:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..

+ Tiểu thuyết chương hồi ra đời từ thời Nguyên và đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh - Thanh, tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cầm).

- Sử học:

+ Sớm thành lập cơ quan chép sử của nhà nước.

+ Biên soạn nhiều bộ sử lớn, như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

+ Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa như: Vĩnh lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

3. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Kiến trúc: phát triển ở cả 3 loại hình:

+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành; Cố cung…

+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…

+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm

- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….

- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu)