Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1. Khái lược tiến trình lịch sử trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại, thời kì lớn: Đường (618 - 907); thời Ngũ đại Thập quốc (907 - 960); Tống (960 - 1279); Nguyên (1271 - 1368); Minh (1368 - 1644); Thanh (1644 - 1911)

- Nhà Nguyên và Thanh là vương triều ngoại tộc.

- Nhà Đường, Tống, Minh phát triển rực rỡ về chính trị, kinh tế, văn hóa.

- Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng, suy yếu giữa TK XIX trước nguy cơ xâm lược của phương Tây.

2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

- Chính trị:

+ Bộ máy nhà nước hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, mở khoa thi tuyển nhân tài.

+ Bành trướng lãnh thổ, cuối TK VII rộng gần gấp đôi nhà Hán.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Miễn giảm sưu thuế, thực hiện chế độ quân điền (chia ruộng cho dân).

+ Thủ công nghiệp: Phát triển mạnh, nổi tiếng với lụa & gốm sứ.

+ Thương nghiệp: Con đường tơ lụa trở thành tuyến giao thương quốc tế.

3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

- Nhà Minh (1368 - 1644): Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, lập triều đại mới.

- Nhà Thanh (1644 - 1911): Người Mãn Châu từ Đông Bắc xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc.

* Các biện pháp phát triển kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Tăng sản lượng, diện tích, năng suất.

+ Giảm thuế khóa, phát triển thủy lợi, khai hoang.

+ Áp dụng luân canh cây trồng, chọn giống mới, phát triển đồn điền.

- Thủ công nghiệp:

+ Dệt lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, giấy.

+ Các xưởng thủ công xuất hiện nhiều, chuyên môn hóa sản xuất (gốm ở Cảnh Đức, lụa ở Tô Châu).

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán với Ấn Độ, Ba Tư, Đông Nam Á.

+ Cuối nhà Minh: Hạn chế ngoại thương, cấm buôn bán đường biển.

+ Nhà Thanh: Kiểm soát chặt chẽ hơn, kìm hãm kinh tế tư bản.