Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

1. Nhà Lê Sơ thành lập

- Tháng 4/1428, sau chiến thắng khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, thành lập nhà Lê Sơ, đóng đô Thăng Long.

- Tổ chức bộ máy chính quyền:

+ Hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, đặc biệt dưới Lê Thánh Tông.

+ Hoàng đế nắm toàn quyền, kể cả chỉ huy quân đội.

+ Cả nước chia thành 13 Đạo thừa tuyên, dưới đạo có phủ, châu, xã.

+ Ba ti phụ trách các lĩnh vực: quân sự, luật pháp, hành chính.

- Luật pháp

+ Năm 1483, Lê Thánh Tông ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức).

+ Nội dung: Bảo vệ quyền lợi vua, chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền phụ nữ.

- Quân đội: Xây dựng quân đội mạnh, thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”.

2. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Kinh tế thời Lê sơ:

- Nông nghiệp:

+ Chính sách quân điền (chia ruộng đất công).

+ Cấm giết trâu, bò bừa bãi, cấm điều động dân phu vào mùa cấy gặt.

+ Đặt quan chuyên trách nông nghiệp (Khuyến nông sứ, Hà đê sứ).

- Thủ công nghiệp:

+ Thăng Long phát triển với 36 phố phường.

+ Làng nghề nổi tiếng: Gốm Chu Đậu, làm đồ sắt Vân Chàng, đồ đồng Đại Bái.

+ Triều đình lập Cục Bách Tác, chuyên đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền.

- Thương nghiệp:

+ Giao thương quốc tế mở rộng, kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu.

+ Xuất khẩu sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý.

- Xã hội

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có đặc quyền, đặc lợi.

+ Nông dân chiếm đa số, phải nộp thuế, lao dịch.

+ Thợ thủ công, thương nhân tăng, nhưng không được trọng dụng.

+ Nô tì giảm, do lệnh hạn chế buôn bán nô tì.

3. Tình hình văn hóa, giáo dục

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn

+ Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Giáo dục:

+ Đào tạo quan lại, thi tuyển theo sách Nho giáo.

+ Dựng lại Quốc Tử Giám, mở rộng trường học ở đạo, phủ.

+ Bia Tiến sĩ ghi danh người đỗ đạt tại Văn Miếu.

- Văn học:

+ Chữ Hán: Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh uyển cửu ca (Lê Thánh Tông).

+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông).

- Sử học: Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu (Phan Phu Tiên).

- Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu).

- Nghệ thuật:

+ Nhã nhạc cung đình ra đời, quy định về nhạc khí và các bài biểu diễn.

+ Các loại hình nghệ thuật: chèo, tuồng,… rất phát triển

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Kiến trúc: nhiều công trình lăng tẩm, cung điện được xây dựng, tiêu biểu: Điện Lam Kinh, Điện Kính Thiên…

+ Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trao chuốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian là phong cách thời Lê Sơ.

4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442): Bình Ngô Đại Cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí.

- Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Sáng lập Hội Tao Đàn, phát triển văn học cung đình.

- Lương Thế Vinh (1441 - 1496): Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục.

- Ngô Sĩ Liên (TK XV): Biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư.