1. Nhà Hồ thành lập
- Cuối TK XIV, nhà Trần suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lập nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu.
2. Cải cách của Hồ Quý Ly
a. Nội dung cải cách:
- Chính trị - Hành chính
+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
+ Đặt chức An phủ sứ để quản lý các lộ, phủ, châu.
+ Thi cử tuyển chọn nhân tài, bổ nhiệm làm quan.
+ Dời đô về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
- Kinh tế - Tài chính
+ Ban hành tiền giấy thay tiền đồng.
+ Thực hiện hạn nô, hạn điền để giảm tập trung ruộng đất.
+ Ban hành chính sách thuế mới.
- Quân sự - Quốc phòng
+ Chỉnh đốn quân đội, xây thành Đa Bang, thành An Tôn.
+ Chế tạo vũ khí mới (Súng thần cơ, cổ lâu thuyền).
- Văn hóa - Giáo dục
+ Chấn chỉnh Phật giáo, đề cao Nho giáo thực dụng.
+ Dùng chữ Nôm để phát triển văn hóa dân tộc.
b. Tác động của cải cách đến đời sống xã hội thời Hồ:
- Tích cực:
+ Giải quyết khủng hoảng xã hội cuối thời Trần.
+ Loại bỏ quý tộc bất tài, bổ sung Nho sĩ có thực tài vào bộ máy nhà nước.
+ Hạn chế tập trung ruộng đất, tăng cường sức mạnh quân sự.
+ Văn hóa - giáo dục phát triển, mang tính dân tộc.
- Tiêu cực: Cải cách chưa triệt để, gây bất mãn trong xã hội.
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406 - 1407)
a. Cuộc xâm lược của quân Minh và thất bại của nhà Hồ:
- Hoàn cảnh
+ Cuối TK XIV, Đại Ngu khủng hoảng, nhà Minh chuẩn bị xâm lược.
+ Tháng 11/1406, quân Minh lấy cớ phù Trần, diệt Hồ, tiến vào Đại Ngu với 20 vạn quân.
- Diễn biến
+ Quân nhà Hồ thua trận ở biên giới, lui về thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) cố thủ.
+ Đầu 1407, thành Đa Bang thất thủ, quân Hồ rút về Đông Đô rồi Tây Đô (Thanh Hóa).
+ Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly và các con bị bắt, cuộc kháng chiến thất bại.
- Nguyên nhân thất bại
+ Nhân dân không ủng hộ chính sách của nhà Hồ.
+ Không có đường lối kháng chiến đúng đắn, quá phụ thuộc vào phòng tuyến quân sự.