Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kì XVI

1. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Ở khu vực Nam Trung Bộ:

- Đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-Pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa, Cam-pu-chia, Đại Việt.

+ Năm 1069, thời Lý sau cuộc chiến, vua Chăm-pa đã nhường ba châu: Bố chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt.

+ Năm 1113 - 1220, chiến tranh Cam-pu-chia và Chăm-pa kéo dài hơn 100 năm.

+ Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa và Đại Việt cùng kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, thiết lập mối quan hệ hòa hiếu.

+ Năm 1306 Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Cắt châu Ô, châu Rí (phía Nam Quảng Trị - Thừa Thiên Huế) làm sính lễ.

+ Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV xung đột giữa hai nhà nước phong kiến Chăm-pa, Đại Việt tái diễn, dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi), Vi-giay-a (Bình Định) vào Đại Việt.

- Đầu thế kỉ XVI, lãnh thổ Cham-pa chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận).

b. Ở khu vực Nam Bộ:

- Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền cai quản triều đình Chân Lạp.

- Vào thời kì Ăng-Co, triều đình Cam-pu-chia chỉ tập trung phát triển vương quốc ở khu vực Biển Hồ, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ đó.

- Thế kỉ X - XV, vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay gần như không có dấu chân người.

- Cuối thế kỉ XVI, nhiều nhóm người Việt tới khai phá vùng đất Nam Bộ.

2. Tình hình kinh tế, văn hóa vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Việc trồng lúa giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của nhân dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía Nam.

+ Vào thế kỉ X, nghề đánh cá tiếp tục phát triển.

- Thủ công nghiệp: một số nghề thủ công duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,..

- Thương nghiệp: các công đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

b. Văn hóa:

- Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt, Chăm cùng sinh sống hòa thuận, tạo nên cộng đồng cư dân mới, hòa nhập về văn hóa.

+ Người Việt duy trì tín ngưỡng truyền thống; tiếp thu và tôn trọng tín ngưỡng của người Chăm

+ Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và Chăm.