1. Nhà Trần thành lập
- Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu, dựa vào thế lực nhà Trần.
- Năm 1224, Lý Huệ Tông xuất gia, truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.
- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần chính thức được thành lập.
2. Tình hình chính trị
a. Tổ chính bộ máy chính quyền:
- Trung ương:
+ Vua đứng đầu, thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.
+ Quan đại thần, quan văn, võ do hoàng tộc nắm giữ.
+ Ban thái ấp, cấp bổng lộc cho quý tộc & quan lại.
+ Hệ thống chính quyền được hoàn thiện hơn thời Lý.
- Địa phương: Cả nước chia 12 lộ, phủ, đơn vị cơ sở là xã.
b. Pháp luật:
- Ban hành "Quốc triều hình luật", đề cao sự nghiêm minh, không phân biệt quan hay dân.
- Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.
c. Quân đội:
- Gồm quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân biên ải, dân binh.
- Cử tướng giỏi trấn vùng biên ải.
- Chủ trương "binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".
- Thực hiện "Ngụ binh ư nông".
3. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích, đào sông ngòi, đắp đê.
+ Ngoài trồng lúa, phát triển cây ăn quả, khoai, đậu, kê.
- Thủ công nghiệp:
+ Xuất hiện làng nghề chuyên nghiệp.
+ Thăng Long trở thành trung tâm sản xuất & buôn bán.
- Thương nghiệp:
+ Tiền sử dụng rộng rãi, buôn bán phát triển mạnh.
+ Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên giao thương tại Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều.
4. Tình hình xã hội
- Giai cấp thống trị:
+ Quý tộc, quan lại hưởng đặc quyền, sở hữu điền trang, thái ấp.
+ Địa chủ xuất hiện nhiều, gia tăng sở hữu đất tư nhân.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân đông đảo nhất.
+ Thợ thủ công, thương nhân ngày càng nhiều.
+ Nô tì thấp kém, phục vụ quý tộc, quan lại.
5. Tình hình văn hóa
a. Tư tưởng, tôn giáo:
+ Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong dân gian.
+ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được coi trọng.
+ Nho sĩ đỗ đạt được trọng dụng.
+ Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
b. Giáo dục, khoa học - kĩ thuật:
* Giáo dục:
+ Năm 1253, mở rộng Quốc Tử Giám.
+ Thi cử được quy củ hơn, chọn Tam khôi trong kỳ thi Đình.
* Khoa học - kĩ thuật:
- Sử học: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Việt sử lược, Việt sử cương mục.
- Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn).
- Y học: Thiền sư Tuệ Tĩnh.
- Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
c. Văn học và nghệ thuật
- Văn học: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).
- Nghệ thuật:
+ Nhiều công trình kiến trúc có giá trị, như: Tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn,…
+ Các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu: tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, chạm khắc gỗ trên cách cửa ở chùa Phổ Minh,…
+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến từ đình làng cho đến cung đình.
+ Nhạc cụ như trống đồng, sáo tiêu, đàn cầm… khá phổ biến.