Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 13: Vương quốc Lào

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào

- Cư dân đầu tiên là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân nền văn hóa cánh đồng Chum.

- Thế kỉ XIII, có thêm một nhóm người người Thái di cư đến, sinh hoạt hòa hợp với người Lào Thơng, họ được gọi là người Lào Lùm

- 1353, Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Thế kỉ XVI - XVII, Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

2. Vương quốc Lào thời Lan Xang

- Chính trị:

+ Cả nước chia thành các mường, có quan đứng đầu

+ Lực lượng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Kinh đô ở Mường Xoa (Luông Pha-bang), sau chuyển về Viêng Chăn.

- Đối ngoại:

+ Giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.

+ Cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.

+ Thủ công nghiệp phát triển với nhiều ngành nghề, như: dệt vải, làm dao, đồ mây tre,..

+ Có quan hệ trao đổi buôn bán nhiều nước láng giềng.

3. Một số thành tựu tiên biểu về văn hóa

- Tôn giáo:

+ Phật giáo là cơ sở thống nhất các bộ tộc Lào, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội.

+ Chùa được xây dựng khắp nơi và là trung tâm văn hóa của cộng đồng dân cư.

- Văn học:

+ Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại, như: truyện cổ tích, truyền thuyết,… Một số tác phẩm tiêu biểu là: truyện Pu-nhơ Nha-nhơ; truyền thuyết Qủa bầu Nậm…

+ Văn học chữ viết phát triển với nhiều tác phẩm lớn, như: Lời huấn thị của Pha Ngừm, trường ca Xin Xay,…

- Chữ viết: ra đời vào thế kỉ XIII với nét chữ cong cùng dạng chữ với Campuchia và Miến Điện.

- Lễ hội: Thích ca nhạc, ưa múa hát, có nhiều lễ hội: điệu Lăm-vông, lễ hội té nước…