Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết Độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa.

- Thiết lập bộ máy chính quyền mới:

+ Vua đứng đầu, dưới vua có quan văn và quan võ.

+ Cử tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

+ Đất nước bình yên, củng cố nền độc lập trong 6 năm.

2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

a. Công cuộc thống nhất đất nước:

- Ngô Quyền mất (944) → Các hào trưởng nổi dậy.

- Năm 965, nhà Ngô tan rã, đất nước chia cắt (loạn 12 sứ quân).

- Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Vạn Thắng Vương, dùng quân sự + biện pháp mềm dẻo dẹp loạn, thống nhất đất nước.

b. Sự thành lập nhà Đinh:

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

- Năm 970, đặt niên hiệu Thái Bình, đúc tiền Thái Bình Hưng Bảo khẳng định độc lập quốc gia.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)

- Hoàn cảnh:

+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng & Đinh Liễn bị ám hại, Đinh Toàn lên ngôi (mới 6 tuổi).

+ Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình tôn Lê Hoàn làm vua, lãnh đạo kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Năm 981, quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thủy & bộ.

+ Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy, chặn đánh tại Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, tướng Hầu Nhân Bảo tử trận.

- Kết quả: Quân Tống rút lui, giữ vững nền độc lập dân tộc.

4. Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

a. Thời Đinh:

- Trung ương:

+ Hoàng đế đứng đầu.

+ Có ban văn, võ, cao tăng giúp vua trị nước.

+ Địa phương: Gồm đạo (châu), giáp, xã.

b. Thời Tiền Lê:

- Chính quyền:

+ Năm 981, Lê Hoàn lập nhà Tiền Lê, niên hiệu Thiên Phúc.

+ Vua đứng đầu, phong vương cho các con, cử đi trấn giữ các nơi quan trọng.

+ Năm 1002, đổi đạo thành lộ, phủ, châu, giáp, đơn vị cơ sở là xã.

- Quân đội:

+ Gồm Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) & quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông" (gửi quân ở nhà nông).

5. Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

* Xã hội: 

- Giai cấp thống trị: Vua, quan, một số nhà sư, đạo sĩ.

- Giai cấp bị trị:

+ Nông dân: Lực lượng sản xuất chính.

+ Nô tì: Tầng lớp thấp nhất, số lượng ít.

* Tôn giáo: Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo phổ biến.

- Xây nhiều chùa (Chùa Bà Ngô, Nhất Trụ…).

- Nhiều cao tăng tham gia quản lý đất nước, giảng dạy tại chùa.

* Văn hóa dân gian:

+ Hát chèo, đấu vật, đánh đu phát triển.

+ Hoa Lư trở thành đất tổ của sân khấu chèo.