Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

I. Các nhóm vi sinh vật

+ Vi sinh vật nhân sơ: gồm Archaea và vi khuẩn.

+ Vi sinh vật nhân thực: gồm vi sinh vật nhân thực đơn bào (nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) và vi sinh vật nhân thực đa bào (vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi).

- Đặc điểm chung của vi sinh vật:

+ Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

+ Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

+ Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

+ Số lượng nhiều: Trong các nhóm vi sinh vật, vi khuẩn là nhóm có số lượng lớn nhất (chiếm khoảng ½ sinh khối trên Trái Đất).

+ Phân bố rộng: phân bố gần như ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và trên cơ thể sinh vật khác.

II. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Hình thức

dinh dưỡng

Nguồn

năng lượng

Nguồn carbon

Các loại vi sinh vật điển hình

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

Chất vô cơ

Vi sinh vật quang hợp (vi khuẩn lam, trùng roi, tảo)

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

Chất vô cơ

Chỉ một số vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxy hóa hydrogen,...)

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Chỉ một số vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía)

Hóa dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nhiều vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh

III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1. Phương pháp quan sát

- Sử dụng để nghiên cứu hình thái, kích thước và cấu tạo tế bào vi sinh vật.

2. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật

- Mục đích: Phương pháp phân lập, nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường thạch được dùng để thu nhận vi sinh vật ở dạng thuần khiết, không lẫn với các loại vi sinh vật khác.

- Tiến hành: Mẫu vật chứa vi khuẩn hoặc vi nấm được pha loãng trong nước đã được tiệt trùng → Dùng dung dịch này phết lên bề mặt thạch đặc → Nuôi cấy để mỗi vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc riêng rẽ.