I. Quá trình giảm phân và thụ tinh
1. Cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân
- Tế bào sinh dục chín (2n) trải qua hai lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần.
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
* Diễn biến:
- Giảm phân I (giảm số lượng nhiễm sắc thể đi một nửa):
+ Kì đầu I: Nhiễm sắc thể kép bắt đôi, có thể trao đổi đoạn chromatid, màng nhân tiêu biến.
+ Kì giữa I: Cặp nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+ Kì sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép di chuyển về mỗi cực tế bào.
+ Kì cuối I: Tạo 2 tế bào con (n nhiễm sắc thể kép).
- Giảm phân II (tương tự nguyên phân, không nhân đôi NST):
+ Kì đầu II: NST co xoắn, màng nhân tiêu biến.
+ Kì giữa II: NST kép xếp thành một hàng.
+ Kì sau II: Chromatid tách ra và di chuyển về hai cực.
+ Kì cuối II: Tế bào chất phân chia, tạo 4 tế bào con (n).
→ Giảm phân giúp tạo tổ hợp NST mới nhờ phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên.
2. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
2.1. Sự phát sinh giao tử
- Giao tử: Tế bào đơn bội (n) có thể trực tiếp tham gia thụ tinh.
+ Hình thành giao tử:
+ Giao tử đực: Tế bào mầm → 4 tinh trùng.
+ Giao tử cái: Tế bào mầm → 1 trứng + 3 thể cực (tiêu biến).
2.2. Sự thụ tinh
- Thụ tinh: Giao tử đực kết hợp với giao tử cái, tạo hợp tử (2n).
- Vai trò:
+ Giảm phân tạo giao tử có bộ NST giảm một nửa (n).
+ Thụ tinh kết hợp 2 giao tử (n), tạo hợp tử (2n) → duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ.
+ Nguyên phân giúp hợp tử phát triển thành cơ thể đa bào.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân
1. Nhân tố bên trong
- Di truyền: Quy định số lần giảm phân, thời gian mỗi lần giảm phân.
- Hormone sinh dục: Kích thích giảm phân hình thành giao tử.
2. Nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ, hóa chất, bức xạ: Có thể tác động đến DNA, thoi phân bào.
- Dinh dưỡng: Vitamin và chất chống oxi hóa giúp vô hiệu hóa chất gây đột biến.
- Căng thẳng: Có thể gây giảm phân sớm.