Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

I. Công nghệ tế bào

- Khái niệm: Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

- Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên nền tảng kết hợp của một số lĩnh vực như sinh học tế bào, sinh học phân tử,…

- Công nghệ tế bào bao gồm công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.

II. Nguyên lí công nghệ tế bào

- Dựa trên tính toàn năng, biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào:

+ Tính toàn năng: Tế bào có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh.

+ Biệt hóa: Tế bào chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.

+ Phản biệt hóa: Tế bào trở lại trạng thái chưa chuyên hóa.

III. Thành tựu công nghệ tế bào thực vật

1. Nhân nhanh giống cây trồng

- Ứng dụng: Tạo ra cây sạch bệnh, giống quý hiếm (sâm Ngọc Linh, lan Kim Tuyến).

- Quy trình: Từ mô sẹo → tái sinh chồi → cây con.

2. Tạo giống cây trồng mới

- Dung hợp tế bào trần: Loại bỏ thành tế bào để lai tế bào cùng loài hoặc khác loài (ví dụ: cây pomato – lai giữa cà chua và khoai tây).

- Cây biến đổi gene: Chuyển gene kháng sâu bệnh, sản xuất vaccine ăn được.

3. Sản xuất chất có hoạt tính sinh học

- Nuôi cấy tế bào thực vật tạo hormone, kháng sinh, vaccine ăn được.

IV. Thành tựu công nghệ tế bào động vật

1. Tạo mô, cơ quan thay thế

- Ứng dụng y học: Nuôi cấy tế bào gốc để chữa bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh.

- Ứng dụng thẩm mỹ: Nuôi tế bào mỡ phục vụ công nghệ làm đẹp.

2. Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene

- Chuyển gene để sản xuất thuốc, vaccine.

- Dùng tế bào gốc làm mô hình nghiên cứu bệnh và thử nghiệm thuốc.

3. Nhân bản vô tính động vật

- Cừu Dolly (1996) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính.

- Ứng dụng:

+ Tạo mô, cơ quan thay thế.

+ Bảo tồn động vật có nguy cơ tuyệt chủng.