Lý thuyết Sinh học 10 Cánh diều Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

I. Tế bào nhân sơ

- Kích thước nhỏ (0,5 – 10 µm) giúp tăng tốc độ trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản.

- Hình dạng: Có thể là hình cầu, hình que hoặc hình xoắn.

- Cấu tạo đơn giản, gồm:

+ Thành tế bào: Được cấu tạo từ peptidoglycan; có vai trò quy định hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác.

+ Màng sinh chất: Kiểm soát sự ra vào các chất, gồm lớp kép phospholipid và protein.

+ Tế bào chất: Không có bào quan có màng, chỉ có ribosome 70S giúp tổng hợp protein.

+ Vùng nhân: Chứa chất di truyền là các phân tử DNA dạng vòng kép, không có màng bao bọc; có chức năng mang thông tin di truyền.

- Một số thành phần khác (ở vi khuẩn):

+ Vỏ nhầy: Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt và bảo vệ.

+ Lông nhung: Hỗ trợ bám dính.

+ Roi: Giúp vi khuẩn di chuyển.

II. Tế bào nhân thực

- Kích thước lớn hơn (10 – 100 µm), có thể lớn hơn với một số tế bào đặc biệt (tế bào thần kinh, tế bào trứng).

- Cấu tạo phức tạp, gồm:

+ Màng sinh chất: Bảo vệ tế bào và kiểm soát trao đổi chất.

+ Tế bào chất được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng, có hệ thống các bào quan có màng và không có màng đảm bảo cho nhiều hoạt động sống diễn ra trong cùng một thời gian.

+ Nhân hoàn chỉnh (có màng bao bọc).