Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ - Ngữ văn 8 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 113): Thông tin chính nêu trong sa pô là gì?

Trả lời:

- Thông tin chính nêu trong đoạn sa pô là thông tin về nhà vật lí Xti-vân Hoóc-kinh.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 114): Câu văn mở đầu phần (2) cho người đọc dự đoán nội dung giới thiệu trong phần này là gì?

Trả lời:

- Câu văn mở đầu phần 2 cho người đọc dự đoán nội dung giới thiệu trong phần này là nội dung cuốn sách.

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 115): Phần này cho người đọc biết thêm thông tin gì?

Trả lời:

- Phần này cho người đọc biết thêm thông tin về giá trị nội dung, tư tưởng của cuốn sách.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 116)

a. Ghép mỗi phần văn bản được nêu ở cột A với ý chính của phần đó ở cột B:

Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ - Ngữ văn 8 Cánh Diều

b. Nêu các thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính của mỗi phần văn bản

Trả lời:

a.

Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ - Ngữ văn 8 Cánh Diều

b. Các thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính của mỗi phần văn bản

- Phần 1: Giới thiệu chung về cuốn sách

+ Giới thiệu tên, năm xuất bản, đề tài.

+ Giới thiệu các tác giả tham gia vào viết sách.

+ Giới thiệu cuốn sách bản tiếng Việt.

- Phần 2. Giới thiệu nội dung sách

+ Giới thiệu nhân vật.

+ Giới thiệu tình huống truyện.

+ Giới thiệu nội dung khoa học trong truyện.

- Phần 3. Giới thiệu hình thức thể hiện và thông điệp của cuốn sách

+ Giới thiệu hình thức sách.

+ Thông điệp rút ra từ cuốn sách.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 116): Văn bản Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ” được viết nhằm mục đích gì? Để đạt được mục đích đó, người viết đã sắp xếp các thông tin chính theo trật tự như thế nào? Có thể đảo ngược trật tự trình bày không? Vì sao?

Trả lời:

– Văn bản Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Giooc giơ được viết nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc các thông tin về nội dung và hình thức của cuốn sách, từ đó kích thích sự tò mò, khích lệ người đọc tìm đọc để mở mang hiểu biết, khám phá các thông tin khoa học trong cuốn sách,…

– Để đạt được mục đích đó, người viết đã sắp xếp các thông tin chính theo trật tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách.

– Về cơ bản, không thể đảo ngược trật tự trình bày vì sẽ làm một số thông tin bộ phận trong từng phần có thể hoán đổi vị trí, khiến nội dung bài rối loạn. Trật tự trình bày trong bài giới thiệu phải đảm bảo tính lô gích, phù hợp với việc tiếp nhận của người đọc. Việc đảo ngược sẽ làm người đọc khó nhận ra cái hay của cuốn sách.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 116): Trong văn bản, phần nào chủ yếu nêu thông tin khách quan, phần nào chủ yếu nêu ý kiến chủ quan của người giới thiệu về cuốn sách?

Trả lời:

- Phần 1 và phần 2 chủ yếu nêu thông tin khách quan.

- Phần 3 chủ yếu nêu ý kiến chủ quan của người giới thiệu về cuốn sách.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 116): Ngoài các thông tin mà văn bản đã cung cấp, em còn tìm hiểu thêm được điều gì về cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ? Hãy chia sẻ những thông tin đó và cách mà em đã thực hiện để biết được các thông tin này.

Trả lời:

- Em muốn tìm hiểu thêm về họa sĩ vẽ minh họa cho cuốn sách.

- Thông tin tìm hiểu được: Tác phẩm được vẽ minh hoạ bởi Garry Parkson, trong khi Christophe Galfard là người cộng tác với Stephen Hawking ở phần cốt truyện, tình tiết, hình ảnh khoa học trong cuốn sách này. Chìa khóa Vũ trụ của George sẽ dẫn độc giả vào một cuộc phiêu lưu kỳ diệu bằng những khám phá khoa học mới nhất của Stephen Hawking. Ngoài ra, đây cũng là cuốn sách đầu tiên mà Stephen Hawking viết cùng con gái.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 116): Có bạn cho rằng sách khoa học thường khô khan và khó đọc. Theo em, nếu được đọc bài giới thiệu sách này, bạn đó có thay đổi suy nghĩ ban đầu không? Vì sao?

Trả lời:

- Nếu sau khi đọc bài giới thiệu Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ, có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ ban đầu của mình về sách khoa học. Lý do là vì Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ được viết dưới dạng hành trình phiêu lưu khoa học, khám phá vũ trụ với những câu chuyện thú vị về các khái niệm vật lý, thiên văn học, và triết học với những hình ảnh sinh động. Với phong cách viết nhẹ nhàng, dễ hiểu, Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ có thể giúp người đọc hiểu được các khái niệm khoa học phức tạp một cách dễ dàng và thú vị hơn, đồng thời giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về vũ trụ và các vấn đề khoa học liên quan.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ (trang 116): Em hãy tìm hiểu và giới thiệu tên một số cuốn sách khoa học phù hợp cho các bạn trong lớp tìm đọc. Nêu ngắn gọn lí do vì sao nên đọc các cuốn sách đó.

Trả lời:

Khoa học khám phá – Cuộc chiến lỗ đen

     Cuộc Chiến Lỗ Đen là sự ca tụng trí tuệ loài người và khả năng tuyệt vời của nó trong việc khám phá các định luật của tự nhiên. Đó là sự lý giải về một thế giới ở quá xa các giác quan của chúng ta, còn xa hơn cả Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối. Đây là một cuốn sách khoa học được nhà vật lý lý thuyết Leonard Susski viết dành cho độc giả phổ thông, ông cũng nhấn mạnh rằng lượng kiến thức trong sách – chỉ riêng những điều căn bản chứ chưa nói đến những điều đang gây tranh cãi – phải mất nhiều năm để nắm bắt trong khi ông chỉ tóm gọn trong từng đó trang Điều tạo nên sự hấp dẫn của cuốn sách đó chính là “cuộc chiến” xung quanh các kiến giải về lỗ đen – một trong những hiện tượng kỳ vĩ và bí hiểm nhất của vũ trụ.

“Nguồn gốc các loài”

     “Nguồn gốc các loài” được tác giả Charles Darwin cho ra đời vào năm 1859. Cuốn sách là kết quả của sự quan sát của tác giả trong chuyến khảo sát gần 5 năm tập trung vào việc biến đổi luận hay sự tiến hóa của muôn loài.  Darwin đã kết luận rằng các loài không phải là những thực thể bất biến từ các sáng tạo riêng biệt mà biến đổi từ loài này sang loài sáng, toàn bộ sinh vật luôn có sự vận động và tiến hóa. Cơ sở cho việc tiến hóa là sự đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể ở từng loại, loại bỏ nhiều cá thể trong đó và dẫn tới sự sống sót của dạng thích nghi nhất. Đây là sự chọn lọc diễn ra tự động trong tự nhiên (natural selection). Qua tích lũy, các biến đổi được chọn lọc tự nhiên được giữ lại, dần dần biến đổi loài, từ đó mà giới sinh vật dần dần có dạng như hiện nay.