Đọc hiểu
Câu hỏi SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Chú ý việc vận dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của tác giả.
Trả lời:
- Xanh như lá, bạc như vôi.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.
Trả lời:
– Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
– Chủ đề: Qua việc mời trầu, một phong tục của người Việt, bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại và phê phán sự bạc bẽo của tình đời.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?
Trả lời:
– Bài thơ gắn với phong tục: ăn trầu, mời trầu của người Việt.
– Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
+ Quả cau: Cau được hái về, bổ dọc ra làm bốn miếng, phơi héo hoặc để tươi.
+ Lá trầu: Trầu được hái về, rửa sạch, thường được cắt dọc làm hai mảnh. Vôi đã được tôi để trong bình.
+ Người têm trầu quệt vôi vào lá trầu. Cuộn miếng cau vào lá trầu đã quệt vôi, tết lại thành hình “sâu kèn” hoặc hình “cánh phượng”, cho vào miệng nhai.
+ Khi gặp nhau hoặc tiếp khách, người Việt thường mời nhau ăn trầu, thể hiện tình nghĩa và sự hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
+ Trong hôn nhân: Đồ sắm lễ của nhà trai đem tới nhà gái luôn phải có trầu cau, thể hiện sự gắn bó keo sơn khi thành vợ chồng.
Vì vậy, nếu một người con trai hoặc một người con gái đến tuổi thành niên, khi nhận trầu mời từ người khác, thường ngụ ý đã nhận tình cảm của người đó và mong muốn tiến đến hôn nhân.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:
a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ
b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?
Trả lời:
a) Ở bài Mời trầu có câu thành ngữ “xanh như lá và bạc như vôi” được áp dụng trong câu thơ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Việc đưa thành ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Thi sĩ Xuân Hương như đang ngầm răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b) Những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:
“Trầu hội”: thể hiện sự khiêm nhường (kết hợp với “quả cau nho nhỏ”).
– “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”: sự khẳng định cái “tôi” cá nhân của một phụ nữ. Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.
Trả lời:
* Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả qua nhiều cung bậc cảm xúc:
– Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”. Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng.
– Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững của chàng trai).
– Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Chi qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng)
Trả lời:
Bài thơ “Mời Trầu” của Hồ Xuân Hương là một thi phẩm nghệ thuật xuất sắc, ngắn gọn nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu tâm tình của người phụ nữ. Bà làm thể hiện ý thức cá nhân và tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc trong xã hội phong kiến, bất chấp những hủ tục và định kiến. Bốn câu thơ của bài không chỉ làm lộ rõ những tâm tư của Hồ Xuân Hương về tình duyên và cuộc đời, mà còn là một tiếng nói trân trọng đối với người phụ nữ, đồng thời tôn vinh giá trị và ước mơ của họ trước cuộc sống khó khăn. Mời Trầu không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là lời bênh vực chân thực về số phận đau khổ của người phụ nữ trong thời kì xưa. Thông qua những từ ngữ và hình ảnh mời trầu, Hồ Xuân Hương đã nói lên những khó khăn, thách thức mà người phụ nữ phải đối mặt. Tuy ngắn gọn, nhưng bài thơ đã làm nổi bật ý thức cá nhân mạnh mẽ và sự đấu tranh không ngừng của người phụ nữ để tìm kiếm hạnh phúc riêng, mặc cho bất kể những gì xã hội đặt ra. Một mặt, bài thơ cũng thể hiện sự trân trọng đối với người phụ nữ, đặc biệt là những giá trị và ước mơ của họ trước những thách thức khó khăn của cuộc đời. Hồ Xuân Hương thông qua “Mời Trầu” đã tạo nên một áng văn vừa sâu sắc, vừa tinh tế, tôn vinh và khích lệ tinh thần của người phụ nữ trong một thời kì lịch sử đầy rẫy những định kiến u ám của thời đại.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Mời trầu (trang 41): Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:
Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng cay nồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên
Trả lời:
– Bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài ca dao khác nhau về thể thơ:
+ Bài thơ mời trầu là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Bài ca dao là thơ lục bát.
– Đề tài: Đều nói về tình yêu đôi lứa.
– Thái độ của tác giả:
+ Bài ca dao: vui mừng trước tình yêu đôi lứa.
+ Bài thơ mời trầu: bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.