Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa - Ngữ văn 8 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 45): Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.

Trả lời:

- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên: Mưa tơ rét lộc, mùa măng, sông Gâm “đôi bờ cát trắng”, non Thần “xanh ngút ngát”.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 45): Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.

Trả lời:

Biện pháp nhân hoá:

“ Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại”

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 45): Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của con người.

Trả lời:

- Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp con người: cô gái Dao nào cũng đẹp, vòng bạc rung rinh, ngù hoa mơn mởn, con gái bản Tây duyên quá, nụ cười môi mọng.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?

Trả lời:

- Dòng thơ được điệp lại trong khổ cuối: Nếu mai em về Chiêm Hoá.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

Trả lời:

- Bố cục bài thơ: 5 khổ thơ.

+ Khổ 1, 2: bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

+ Khổ 3, 4: vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

+ Khổ 5: nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc với kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống, về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...)

Trả lời:

- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân: mưa tơ rét lộc, sông Gâm đôi bờ cát trắng, đá ngồi trông nhau, Non Thần như trẻ lại, cô gái Dao, cô gái bản Tày.

→ Nhận xét: Bức tranh thiên nhiên và con người hiện lên với những màu sắc tươi sáng, không khí tươi vui tràn đầy sức sống khi mùa xuân về.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng:

+ Trong khổ 2: hình ảnh “đá ngồi dưới bến trông nhau”, “non Thần hình như trẻ lại”.

+ Trong khổ 4: hình ảnh “mùa xuân e cũng lạc đường”.

- Tác dụng: phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

Trả lời:

- Các từ đồng nghĩa với từ về: quay lại, lại, đến,....

+ Nên chọn từ “về” vì nó tạo cho ta một cảm giác thân quen như người đi xa quay lại nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình, hoặc người nhà mình

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

Trả lời:

- Bài thơ đã thể hiện được tình cảm sâu sắc, da diết, đầy gắn bó cùng với tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều – Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa (trang 46): Giả sử sau dấu ba chấm Nếu mai em về… là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?

Trả lời:

- Nếu sau dấu ba chấm là tên vùng đất quê hương em thì em sẽ chia sẻ hình ảnh những đồng lúa chín, những đàn trâu chiều chiều gặm cỏ, những hàng cây xanh mát mỗi trưa hè. Em chọn những hình ảnh ấy bởi vì đó là những điểm đặc trưng nổi bật của quê hương em, nó khiến cho em có cảm giác yên bình mỗi khi nhớ về.