Soạn bài Hoàng Hạc lâu - Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Trước khi đọc

Câu hỏi SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 11): Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Trả lời:

Hoàng Hạc lâu tọa lạc tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Là một trong Tứ đại danh lâu nổi tiếng nhất đất nước, Hoàng Hạc lâu sừng sững bên bờ sông Dương Tử thơ mộng, mang theo giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật vô giá.

Lịch sử lâu đời:

+ Lần đầu tiên được xây dựng vào năm 223, Hoàng Hạc lâu trải qua bao thăng trầm lịch sử với 12 lần bị phá hủy và tái thiết.

+ Mỗi lần tái thiết, lầu lại được nâng cao và mở rộng, mang những dấu ấn kiến trúc độc đáo của từng thời kỳ.

+ Lần xây dựng gần đây nhất vào năm 1981, Hoàng Hạc lâu hiện nay cao 51m với 5 tầng, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ kính và hiện đại.

Giá trị văn hóa:

+ Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về hạc vàng, biểu tượng cho sự may mắn và trường thọ.

+ Trải qua nhiều triều đại, Hoàng Hạc lâu là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân, văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ.

+ Nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị như thơ ca, tranh ảnh, thư pháp,…

+ Hoàng Hạc lâu là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của người Trung Quốc.

Điểm du lịch hấp dẫn:

+ Hoàng Hạc lâu thu hút du khách bởi kiến trúc nguy nga, tráng lệ, hòa quyện cùng cảnh quan sông nước hữu tình.

+ Du khách có thể lên lầu để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũ Hán sôi động và dòng sông Dương Tử cuộn chảy.

+ Trải nghiệm văn hóa địa phương, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của Vũ Hán.

Đọc văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 11): Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?

Trả lời:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, 

Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

- Phá cách độc đáo: 

Câu 1:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6:  B # T

+ chữ thứ 2 giống chữ thứ 4: thanh B

Câu 2:

+ chữ thứ 2 # chữ thứ 6: T # B

→ Hai câu có tuân thủ luật bằng trắc

Câu 2 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 12): Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn?

Trả lời:

- Khói sóng trên sông khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn bởi vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đang trào lên trong lòng của tác giả. Không biết sóng trên con sông Trường Giang hay sóng đang cuồn cuộn trong lòng của tác giả nữa.

Sau khi đọc

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 12): Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ.

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình: Tác giả

- Nội dung bao quát: Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 12): Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối).

Trả lời:

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua sự đổi thay của bức tranh phong cảnh. 

- Nhà thơ không tả về hiện tại cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất. 

- Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.

- Tác giả tiếc nuối những quãng thời gian đó nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay trở lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình.

- Tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 12): Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ.

Trả lời:

- Bố cục: 2 phần

+ 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.

+ 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.

- Vần: lâu – du – thụ - châu – sầu

- Nhịp: 4/3

- Phép đối: 2 câu thực, 2 câu luận

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 12): Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?

Trả lời:

(1) tích nhân, điển tích, chỉ người xưa. Tục truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu. Sách Hoàn vũ ký ghi là Phí Hội từ lầu này cưỡi hạc vàng lên tiên nên gọi là lầu Hạc Vàng. Sách Tề hài chí thi ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng qua lầu này nên lầu gọi là lầu Hạc vàng.

(2) du du là từ Tàu, mông mênh, lai láng, bao la. Du du một từ có tần số xuất hiện rất cao trong thơ Đường . 

(3)- thê thê là mượt mà, tươi tốt. Cỏ xanh là ước lệ trong thơ Đường, luôn gợi sự quyến luyến với Vương tôn (Vương tôn là từ trọng vọng giành với ai đó ), ước lệ này được giới thi nhân dùng nhiều mà Vương Duy người đồng thời với ông là một điển hình. Nó cũng là một điển từ. "thê thê" là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong Sở từ "Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê". 

→ Trong thơ thất ngôn bát cú, địa danh nhằm tăng độ gợi hình của ý. Thi nhân thường chọn địa danh có huyền thoại đặc biệt liên quan đến câu chuyện hay con người lịch sử đã xuất hiện trong sách vở của Trung Hoa.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 12): Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?

Trả lời:

- Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách cổ điển.

- Đặc điểm: đề cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (đạo lí, lí tưởng sống,…) và nghệ thuật (những quy định về thể loại, với hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…).

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo - Soạn bài Hoàng Hạc lâu (trang 13): Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bảng:


Trả lời: