Giải SGK Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11: Vương quốc Cam pu chia

Câu hỏi mở đầu SGK Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11 (trang 37): Đền Ăng-co Vát là một trong những quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ngôi đền được người Khơ-me xây dựng vào thế kỉ XII, là trung tâm của đô thị Ăng-co với gần một triệu dân và có quy mô tương đương thành phố Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ) hiện nay.

Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Vậy vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co hình thành và phát triển ra sao? Họ đạt những thành tựu văn hóa nào tiêu biểu?

Trả lời:

* Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-phu-chia

- Thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược. Năm 802, dưới sự lãnh đạo của vua Giay-a-vác-man II, người Khơ-me giành lại độc lập, thống nhất lãnh thổ; Kinh đô chuyển về phía Bắc Biển Hồ.

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội

* Những thành tựu văn hóa:

- Tôn giáo: 

+ Thế kỉ X – XV: Hindu giáo chủ đạo chi phối đời sống chính trị, tư tưởng, nghệ thuật của Campuchia.

+ Từ thể kỉ XV: Phật giáo thay thế, trở thành quốc giao.

- Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Khơ me

- Văn học: văn học dân gian, truyện thơ rất phát triển, tiêu biểu là: sử thi Riêm-kê…

- Kiến trúc, điêu khắc: độc đáo, gắn với Phật giáo, Hin-đu giáo. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Ăng-co Vát, đền Ăng-co Thom…

1. Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11 (trang 38): Đọc thông tin và tư liệu, hãy:

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ TK X - TK XVI.

- Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.

Trả lời:

- Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ TK X - TK XVI:

+ Quá trình định cư của người Lào Lùm ở lưu vực sông Mê Công và sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa đã đưa đến những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên vùng đất Lào ngày nay.

+ Trên cơ sở các xiềng , mường cổ, năm 1353, thủ lĩnh Phà Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang. Sự kiện đánh dấu mốc mở đầu của lịch sử nước Lào. Vương quốc Lan Xang tồn tại từ năm 1353 đến năm 1707.

+ Về kinh tế, người Lào chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản, vàng bạc, dệt vải.

- Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co: Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co cũng tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hướng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lảo và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

2. Văn hóa Cam-pu-chia

Câu hỏi mục 2 SGK Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11 (trang 38): Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, 11.2, hãy nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Cam-pu-chia.

Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Trả lời:
Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

 

Luyện tập

Câu hỏi Luyện tập SGK Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11 (trang 38): Tại sao nói Vương quốc Cam-phu-chia thời Ăng-co là một trong các vương quốc phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á thế kỉ X – XV?

Trả lời:

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:

+ Về chính trị: xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền; tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay.

+ Về kinh tế: nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo; thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển đa dạng.

+ Về văn hóa: văn hóa phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu tiêu biểu như: đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch Sử 7 Cánh Diều Bài 11 (trang 38): Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về ngôi đền Ăng-co Thom.

Trả lời:

- Quần thể di tích đền Ăng-co Thom có đến trên 1.000 ngôi đền với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Các ngôi đền nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí điêu khắc. Quần thể Ăng-co Thom chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer cổ với một lối kiến trúc đặc sắc, nổi bật các giá trị nghệ thuật Khmer. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại.

- Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.