Giải SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Câu hỏi mở đầu SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 73): Trong Bình Ngô đại cáo, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết:

“Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thể không cùng sống”

Vậy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của một số nhân vật tiêu biểu như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chính là gì?

Trả lời:

* Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn

- Tháng 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa). Trong lần thứ 3 rút lên núi Chí Linh (năm 1423), nghĩa quân lâm vào tình trạng ngặt ngèo, nghĩa quân phải tạm thời hòa hoãn với quân Minh để khôi phục và củng cố lực lượng.

- Cuối năm 1424, quân Lam Sơn chuyển hướng vào Nghệ An. Tới tháng 8/1425, nghĩa quân đã làm chủ được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đế đèo Hải Vân.

- Tháng 11/1426, quân Lam Sơn giành chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10/1427, quân Lam Sơn chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

- Tháng 12/1427, hội thề Đông Quan diễn ra, tháng 1/1428, quân Tống rút hết về nước.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

* Ý nghĩa:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh; giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

* Vai trò một số nhân vật tiêu biểu

- Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân

- Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

1. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến (1418 - 1423)

Câu hỏi SGK SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 74): Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 19.1, 19.2, hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

- Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa:

+ Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thể ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) với quyết tâm đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc.

+ Năm 1418, trước chính sách đô hộ tham lam và tàn bạo của nhà Minh, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) và tự xưng là Bình Định Vương. 

+ Giữa năm 1418, khi quân Minh vây chặt căn cứ Lam Sơn, trong tình thế nguy khốn, Lê Lai đã cải trang giả làm Lê Lợi chỉ huy một toán quân phá vòng vây. Lê Lai cùng toán quân cảm từ hi sinh. Quân Minh lầm tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

+ Giữa năm 1423, trong bối cảnh thế và lực còn rất yếu, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Thời gian hoà hoãn đã tạo điều kiện cho nghĩa quân khôi phục và củng cố lực lượng.

2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa (1424 - 1425)

Câu hỏi SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 74): Đọc thông tin, hãy trình bày hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424– 1425.

Trả lời:

* Hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424, 1425:

- Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An. 

- Sau đó Lê Lợi dẫn quân vào miền Tây Nghệ Anh và giành được những thắng lợi ở Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải,...Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ phần lớn Nghệ An. 

- Tháng 8-1423, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế).

- Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 - 1427)

Câu hỏi SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 76): Đọc thông tin, tư liệu và quan lược đồ 19, hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn năm 1426 - 1427 của cuộc khởi nghĩa.

Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Trả lời:

Những sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn năm 1426 - 1427:

- Tháng 9/1426, nghĩa quân Lam Sơn chia làm ba đạo tiến quân ra Bắc.

- Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trong trận Tốt Động – Chúc Động, đánh tan hơn 5 vạn quân Minh.

- Tháng 10/1427, nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trong trận Chi Lăng - Xương Giang, đánh tan hơn 15 vạn quân Minh.

- Tháng 12/1427, hội thề Đông Quan diễn ra giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh. Tới tháng 1/1428, toán quân Minh cuối cùng rút khỏi đất nước Đại Việt.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

Câu hỏi SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 76):  Đọc thông tin, tư liệu, hãy:

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc; sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: đã chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh khôi phục độc lập dân tộc, đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt: "Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới”.

Luyện tập

Câu hỏi 1 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 76): Lập bảng thống kê các giai đoạn chống quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Câu hỏi 2 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 76): Hãy đánh giá vai trò của một số nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…

Trả lời:

- Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân

- Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nguyễn Chích có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra chủ trương tạm rời Thanh Hóa chuyển vào Nghề An sau đó quay ra đánh Đông Đô.

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 19 (trang 76): Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong số những nhân vật lịch sử có công lao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

- Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?".

- Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.