1. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cải cách tôn giáo
Câu hỏi (trang 14) Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 4: Đọc thông tin trong sơ đồ 4, hãy nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo.
Trả lời:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo:
- Giáo hội Thiên chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học.
- Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
=> Giai cấp tư sản đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo.
2. Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo
Câu hỏi (trang 15) Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 4.1, 4.2 hãy nêu nội dung và tác động của Cuộc cải cách tôn giáo.
Trả lời:
* Nội dung:
- Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
* Tác động:
- Khởi nguồn từ nước Đức, sau đó cuộc Cải cách tôn giáo lan rộng khắp các nước Tây Âu (Đức, Thụy Sĩ, Bỏ, Hà Lan, Pháp…).
- Khiến Thiên Chúa giáo bị phân chia thành 2 phái là: cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).
- Làm bùng lên cuộc đấu tranh của nông dân Đức.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 (trang 15) Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 4: Lập bảng thống kê thể hiện nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo theo nội dung sau:
Trả lời:
Vận dụng 2 (trang 15) Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 4: Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ, Giăng Can-vanh để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp.
Trả lời:
- Mác-tin Lu-thơ là con một gia đình nông dân, lúc còn trẻ, ông học luật ở trường Đại học Éc-phuya rồi trở thành một tu sĩ.
- Năm 1509, ông là giáo sư triết học và thần học ở trường Đại học vít-ten-bớt
- Những tư tưởng nhân văn và phê phán nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ông. Ông đã trở thành người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức.
- Quan điểm của Lu-thơ:
+ Phê phán chính sách áp bức, bóc lột người dân Đức của tòa thánh Rô-ma.
+ Lu-thơ phản đối quan niệm cũ của nhà thờ cho rằng con người được cứu vớt bằng việc làm những điều thiện và gắn bó với nhiều hình thức, nghi lễ phức tạp khác. Ông chủ trương “sự cứu vớt con người bằng lòng tin” (chỉ cần có sự chân thành và lòng tin, con người sẽ được Thượng đế cứu vớt).