Câu hỏi mở đầu SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 12 (trang 39): Trên vùng cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào) có hàng nghìn chiếc chum đá với đường kính lớn nhất lên đến 3 m. Các nhà khảo cổ học cho rằng cánh đồng Chum là dấu tích của một nền văn hóa kim khí mà chủ nhân là nguời Lào Thơng. Từ thế ki XIII - XIV, người Lào Thơng bản địa kết hợp với người Lào Lùm di cư đến và lập nên Vương quốc Lào.
Vậy quá trình hình thành và phát triển cùa Vưong quốc Lào như thế nào? Những nét văn hóa tiêu biểu là gì?
Trả lời:
* Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang
- Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.
- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi).
- Thế kỉ XV - XVII, Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng.
* Thành tựu văn hóa tiêu biểu
+ Chữ viết: từ chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình
+ Văn học dân gian và văn học viết.
+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.
+ Tôn giáo: đạo Phật là quốc giáo
+ Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng một số công trình theo kiểu Hin-đu và Phật giáo, điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
1. Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào
Câu hỏi mục 1 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 12 (trang 40): Đọc thông tin và tư liệu, hãy:
- Giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang (the ki XIV-XVII).
- Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
Trả lời:
- Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XIV-XVII):
+ Quá trình định cư của người Lào Lùm ở lưu vực sông Mê Công và sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa đã đưa đến những biến đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên vùng đất Lào ngày nay.
+ Trên cơ sở các xiềng , mường cổ năm 1353, thủ lĩnh Phà Ngùm lập ra Vương quốc Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi). Sự kiện đánh dấu mốc mở đầu của lịch sử nước Lào. Vương quốc Lan Xang tồn tại từ năm 1353 đến năm 1707.
+ Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường và đặt các chức quan cai trị, xây dựng quân đội do vua chỉ huy. Các thủ lĩnh địa phương có quyền lực lớn. Về kinh tế, người Lào chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi,trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản, vàng bạc, dệt vải.
- Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang: Giai đoạn thịnh đạt vào thế kỉ XVI - XVII, Lào là một vương quốc lớn ở lưu vực sông Mê Công, có quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng, như Đại Việt, Lan na,..
2. Văn hóa Lào
Câu hỏi mục 2 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 12 (trang 40): Đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XIV-XVII)
Trả lời:
Luyện tập
Câu hỏi Luyện tập SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 12 (trang 40): Khái quát sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan xang ở các thế kỉ XIV – XVII trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa.
Trả lời:
Sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan xang ở các thế kỉ XIV – XVII
- Chính trị:
+ Đối nội: Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan
cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
+ Đối ngoại: giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống
quân xâm lược Miến Điện.
- Kinh tế: cư dân chủ yếu làm nông nghiệp kết hợp với khai thác lâm sản và sản xuất thủ công nghiệp…
- Văn hóa: xây dựng được nền văn hóa mang nhiều nét riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị độc đáo.
Vận dụng
Câu hỏi Vận dụng SGK Lịch sử 7 Cánh Diều Bài 12 (trang 40): Hãy viết một đoạn văn giới thiệu chùa Thạt Luông dựa trên các từ khoá: Lan Xang, vua Xệt-tha thê-lạt, Viêng Chăn, Phật giáo.
Trả lời:
- Thạt Luổng hay còn được gọi là That Luang một tháp Phật giáo ở Viêng Chăn, tại Lào. Tòa tháp này đã được cho xây từ năm 1566 dưới triều của vua Xệt tha thi lạt, tháp xây theo hình dáng một nậm rượu, ở trên một phế tích của một ngôi đền tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 13. Bên ngoài ngôi chùa này được dát vàng nó mang trong mình một kiến trúc riêng biệt. Do đó trở nên đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như là một công trình văn hóa mang đầy tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho sự trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết… và cũng chính là biểu tượng của cả quốc gia Lào.