Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

a) Vị trí địa lý

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trên bán đảo Đông Dương. Phần đất liền tiếp giáp 3 nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Trên biển có chung Biển Đông với nhiều quốc gia trong khu vực.

+ Phần đất liền từ 8°34’B – 23°23’B và từ 102°09’Đ – 109°28’Đ. Trên biển Đông, vùng biển nước ta kéo dài từ 6°50’B – 101°Đ đến 117°20’Đ.

+ Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.

b) Phạm vi lãnh thổ

- Vùng đất: Hơn 331.000 km², biên giới dài gần 5.000 km.

- Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km², có Hoàng Sa, Trường Sa.

- Vùng trời: Không gian bao trùm đất liền, lãnh hải, đảo, quần đảo.

II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG

a) Ảnh hưởng đến tự nhiên

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có lượng bức xạ mặt trời lớn.

+ Biển Đông giúp điều hòa khí hậu, cung cấp mưa, độ ẩm.

+ Đa dạng tài nguyên khoáng sản và sinh vật nhờ vị trí gần các vành đai sinh khoáng.

- Khó khăn: Thường xuyên chịu thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán.

b) Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội

a) Về kinh tế: Nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế và các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á nên nước ta rất thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế; mở rộng giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vị trí phía đông của bán đảo Đông Dương, nước ta được xem như là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.

b) Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí cùng sự tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa đã tạo điều kiện để nước ta xât dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển, củng cố sự giao lưu, hợp tác về văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực.

c) Về an ninh quốc phòng: Vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á – khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về văn hóa, nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Việt Nam có đường biên giới dài, vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, tiếp giáp với biển của nhiều quốc gia nên việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ luôn được đặt ra cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.