Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

I. KHÁI QUÁT

- Vị trí địa lí: Vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, giáp nhiều vùng và quốc gia, có vị trí chiến lược về kinh tế – chính trị – quốc phòng.

- Phạm vi lãnh thổ: Gồm TP. HCM và 5 tỉnh (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).

-Dân số: Trên 18,3 triệu người (2021), mật độ dân số cao, đô thị hóa mạnh, dân cư đa dạng

II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

- Thế mạnh:

+ Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới, thuận lợi sản xuất quanh năm.

+ Nguồn nước dồi dào; rừng, khoáng sản, tài nguyên biển phong phú.

+ Dân cư đông, lao động chất lượng cao.

+ Hạ tầng hiện đại, chính sách kinh tế năng động.

- Hạn chế:

+ Thiếu nước mùa khô, ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

+ Áp lực dân nhập cư, ô nhiễm môi trường.

III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

- Công nghiệp: Phát triển mạnh, cơ cấu ngành đa dạng, nhiều khu công nghiệp hiện đại.

- Dịch vụ:

+ Giao thông: Đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.

Thương mại: Nội thương và ngoại thương phát triển mạnh.

Du lịch: Hấp dẫn với các loại hình du lịch đa dạng.

- Nông – lâm – thủy sản:

Nông nghiệp: Mạnh về cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi trang trại.

Thủy sản: Khai thác là chủ yếu, nuôi trồng ngày càng phát triển.

Lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ rừng, khai thác hợp lý.

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số giúp giảm thiểu ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả.