I. BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu
a) Tính chất nhiệt đới:: Trung bình trên 21°C, số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm, tăng dần từ Bắc vào Nam.
b) Tính chất ẩm: Tổng lượng mưa 1500 - 2000 mm/năm, có nơi trên 2500 mm/năm. Độ ẩm tương đối đạt 80 - 85%.
c) Tính chất gió mùa:
+ Gió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 4): gây lạnh khô đầu mùa, lạnh ẩm cuối mùa.
+ Gió mùa Tây Nam (tháng 5 - tháng 10): gây mưa nhiều, đôi khi tạo gió phơn Tây Nam (gió Lào) nóng khô ở miền Trung.
2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác.
- Địa hình:
+ Quá trình xâm thực, bồi tụ diễn ra mạnh.
+ Vùng núi có hiện tượng trượt đất, đá lở, lũ quét.
+ Vùng đồng bằng mở rộng nhờ bồi tụ phù sa.
- Sông ngòi:
+ Mạng lưới dày đặc, có 2360 con sông dài trên 10 km.
+ Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Đất:
+ Chủ yếu là đất feralit, dễ bị xói mòn, rửa trôi.
+ Quá trình phân hủy hữu cơ nhanh, đất nghèo mùn.
- Sinh vật:
+ Động thực vật nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao.
+ Rừng nhiệt đới ẩm giàu sinh khối, nhiều tầng tán, đang được bảo vệ và phục hồi.
II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Ảnh hưởng đến sản xuất
- Nông nghiệp:
+ Thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng.
+ Sông ngòi nhiều cung cấp nước tưới, phát triển nuôi trồng thủy sản.
+ Khó khăn: thời tiết thất thường, thiên tai gây dịch bệnh, rủi ro sản xuất.
- Các ngành khác:
+ Du lịch phát triển quanh năm.
+ Thủy điện, giao thông đường thủy phát triển nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Thiên tai gây hư hại công trình, gián đoạn giao thông.
2. Ảnh hưởng đến đời sống
+ Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy dông ngòi lớn là nguồn cung cấp nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu khai thác nước sinh hoạt. Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong đời sống của người dân cũng có sự thay đổi nhằm thích ứng với sự phân mùa của khí hậu.
+ Thiên tai: Bão, mưa lớn, lũ lụt, đất trượt, hạn hán gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.