Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 17: Thương mại và du lịch

I. THƯƠNG MẠI

1. Nội thương

- Phát triển mạnh, thu hút nhiều thành phần kinh tế.

- Hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

- Hoạt động theo hướng hiện đại, phương thức bán lẻ ngày càng phát triển.

- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng, thương mại điện tử mở rộng.

- Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long là các vùng có doanh thu nội thương cao.

- Siêu thị, trung tâm thương mại là hình thức bán lẻ chủ yếu.

- Các thành phố có nhiều trung tâm thương mại: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...

=> Hướng phát triển: số hóa, áp dụng công nghệ, kết hợp truyền thống – hiện đại, tăng kết nối và nâng cao thương hiệu Việt.

2. Ngoại thương

- Xuất khẩu:

+ Trị giá tăng nhanh, cơ cấu thay đổi.

+ Nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng, nông – lâm – thủy sản giảm.

+ Thị trường chính: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

- Nhập khẩu:

+ Trị giá tăng liên tục.

+ Tư liệu sản xuất chiếm 88,8%, hàng tiêu dùng chiếm 11,1%.

+ Thị trường chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...

+ Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch theo chiều sâu: tăng hàng chế biến sâu, giá trị cao; tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại.

II. DU LỊCH

1. Tình hình phát triển

- Phát triển mạnh từ Đổi mới, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Góp phần thu ngoại tệ, tạo việc làm, bảo tồn văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần.

- 2010–2019: tăng trưởng mạnh, khách du lịch tăng trung bình 14%/năm.

- 2020–2021: chậm lại do COVID-19.

- Sản phẩm chính: du lịch biển đảo, văn hóa, sinh thái, đô thị.

- Phân bố khắp vùng, phát triển mạnh ở: ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.

2. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch

- Chia làm 7 vùng du lịch, khai thác thế mạnh từng vùng:

+ Trung du & miền núi Bắc Bộ: văn hóa, sinh thái, bản sắc dân tộc.

ĐB sông Hồng & Duyên hải Đông Bắc: biển, văn hóa, đô thị, MICE.

Bắc Trung Bộ: di sản, biển, sinh thái, lịch sử.

Duyên hải Nam Trung Bộ: nghỉ dưỡng biển, văn hóa – ẩm thực.

Tây Nguyên: sinh thái, văn hóa dân tộc.

Đông Nam Bộ: đô thị, MICE, biển, lịch sử.

ĐB sông Cửu Long: sông nước, sinh thái, biển.

- Trung tâm du lịch:

Là hạt nhân của vùng du lịch, gắn với đô thị lớn, cơ sở hạ tầng tốt.

Quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM.

Vùng: Hải Phòng, Hạ Long, Nha Trang...

3. Du lịch và phát triển bền vững

Góp phần tăng GDP, thu ngân sách, tạo việc làm, ổn định xã hội.

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Nhiều loại hình gắn với bảo vệ môi trường: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng.