Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

I. KHÁI QUÁT

- Vị trí địa lý: Thuộc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Lào, Biển Đông, gần tuyến hàng hải quốc tế.

- Phạm vi lãnh thổ: gồm các tỉnh và TP trực thuộc TW là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên khoảng 44,5 nghìn km2, vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa; có 4 huyện đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý.

- Dân số: Năm 2021 khoảng 9,4 triệu người, mật độ trung bình 211 người/km², tỷ lệ dân thành thị cao.

II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC KINH TẾ BIỂN

- Thế mạnh

+ Điều kiện tự nhiên: Vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều bãi cá và ngư trường lớn, thích hợp cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí, cát thủy tinh, titan, muối biển phục vụ công nghiệp khai thác và chế biến.

Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số đông, lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, khoa học - công nghệ đổi mới, đô thị ven biển phát triển.

- Hạn chế

Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Cơ sở hạ tầng: Chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển.

III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển

+ Ngành kinh tế mũi nhọn, sản lượng khai thác tăng, cá biển có giá trị kinh tế cao.

+ Đầu tư đội tàu công suất lớn, cải tiến công nghệ chế biến hải sản.

- Giao thông vận tải biển

+ Vai trò quan trọng trong kết nối kinh tế quốc tế, cảng Vân Phong là trung tâm trung chuyển lớn.

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn, hình thành các tuyến nội địa và quốc tế.

- Du lịch biển đảo

+ Phát triển mạnh với nhiều loại hình du lịch gắn với tài nguyên biển đảo.

+ Lượng khách tăng nhanh, doanh thu chiếm 12,5% cả nước, nổi bật với các điểm du lịch như Sơn Trà, Mỹ Khê, Cù Lao Chàm.

- Khai thác khoáng sản biển

+ Sản lượng muối lớn nhất cả nước, cùng khai thác cát thủy tinh, titan, khí tự nhiên.

+ Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng vai trò quan trọng trong chế biến dầu khí.

IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

- Phát triển bền vững theo mô hình kinh tế xanh.

- Đầu tư hạ tầng, mở rộng liên kết vùng và đối ngoại.

- Đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng.

V. Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG

- Góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia, mở rộng hợp tác quốc tế.

- Khẳng định chủ quyền biển đảo và củng cố an ninh quốc phòng.