I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
- Gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW, ranh giới có thể thay đổi tùy theo chiến lược phát triển kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật được đầu tư đặc biệt.
- Đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP cả nước, thúc đẩy ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cao, thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thành lập năm 1997, ban đầu gồm 5 tỉnh, đến nay có 7 tỉnh, TP trực thuộc TW.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thành lập năm 1997, mở rộng năm 2004, đến nay gồm 5 tỉnh.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành lập năm 1998, mở rộng năm 2003, đến nay có 8 tỉnh, TP trực thuộc TW.
- Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long: Thành lập năm 2009, gồm 4 tỉnh, TP trực thuộc TW.
III. CÁC NGUỒN LỰC, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
+ Nguồn lực: Diện tích 15,8 nghìn km², dân số 17,6 triệu người. Có Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Giàu khoáng sản, phát triển mạnh công nghiệp và du lịch.
+ Thực trạng: Cơ cấu kinh tế hiện đại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Công nghiệp phát triển mạnh với các ngành điện tử, chế biến thực phẩm, dệt may.
+ Định hướng: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng, dịch vụ hiện đại.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+ Nguồn lực: Diện tích 28 nghìn km², dân số 6,6 triệu người. Có vị trí thuận lợi trong giao lưu Bắc - Nam, Đông - Tây. Giàu tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển và du lịch.
+ Thực trạng: Đóng góp 5,3% GRDP cả nước. Tỷ trọng công nghiệp tăng, ngành dịch vụ phát triển mạnh nhờ cảng biển và du lịch.
+ Định hướng: Phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển, công nghiệp hóa dầu.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Nguồn lực: Diện tích 30,6 nghìn km², dân số 21,8 triệu người. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Giàu dầu khí, điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp.
+ Thực trạng: Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Dẫn đầu về FDI, xuất khẩu và phát triển công nghệ cao.
+ Định hướng: Tập trung vào công nghệ cao, kinh tế biển, tài chính - ngân hàng.
- Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
+ Nguồn lực: Diện tích 16,6 nghìn km², dân số 6,1 triệu người. Giàu tài nguyên biển, đất nông nghiệp, nguồn nước dồi dào.
+ Thực trạng: Đóng góp 4,1% GRDP cả nước. Tỷ trọng nông nghiệp cao, là trung tâm lúa gạo và thủy sản của cả nước.
+ Định hướng: Phát triển nông nghiệp hiện đại, công nghệ chế biến nông sản, bảo quản thủy sản.