I. Khái quát
- Vị trí địa lí: Giáp Trung Quốc, Lào, vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung; có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh – quốc phòng.- Phạm vi lãnh thổ: Gồm 14 tỉnh, diện tích 95,2 nghìn km², chiếm 28,7% diện tích cả nước.
- Dân số (2021): 12,9 triệu người, mật độ 136 người/km²; dân số trẻ, tỉ lệ dân số thành thị thấp (20,5%); có nhiều dân tộc cư trú xen kẽ, đoàn kết, giàu kinh nghiệm sản xuất.
II. Các thế mạnh phát triển kinh tế
1. Tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:- Địa hình đa dạng, đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, du lịch.
- Khí hậu phân hóa theo độ cao, thích hợp trồng cây cận nhiệt, ôn đới.
- Sông ngòi giàu tiềm năng thủy điện.
- Khoáng sản đa dạng: a-pa-tit, thiếc, chì – kẽm, than,...
- Rừng rộng lớn, cảnh quan đẹp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
2. Kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động qua đào tạo cao hơn trung bình cả nước.
- Hạ tầng giao thông và các khu kinh tế cửa khẩu, công nghiệp đang phát triển.
- Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư vào giáo dục – khoa học.
III. Khai thác thế mạnh và hướng phát triển kinh tế
1. Khoáng sản và thủy điện:- Có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản phát triển.
+ Khai thác a-pa-tit ở Cam Đường (Lào Cai) phục vụ công nghiệp sản xuất phân bón. Năm 2021 sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn.
+ Khai thác than, quặng sắt, đồng, ni-ken, chì – kẽm, thiếc, quặng đất hiếm, đá vôi.
- Có trữ năng thủy điện dồi dào, nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn nhất nước đã được xây dựng và cung cấp nguồn điện lớn cho quốc gia. Các nhà máy thủy điện lớn đều nằm trên lưu vực sông Đà.
2. Cây công nghiệp, dược liệu, rau quả:
- Chè là cây chủ lực (gần 80% diện tích cả nước), nổi tiếng ở Thái Nguyên.
- Dược liệu: hồi, quế, tam thất, thảo quả,...
- Cây ăn quả và rau thực phẩm phát triển mạnh.
=> Hướng phát triển: nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, sản xuất sạch – hữu cơ.
3. Chăn nuôi gia súc lớn:
- Chủ lực là trâu và bò (lấy thịt, sữa).
- Vùng dẫn đầu về đàn trâu; bò sữa tập trung ở Mộc Châu.
IV. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng
- Tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao đời sống, bảo tồn văn hóa dân tộc.- Góp phần bảo vệ biên giới, chủ quyền, đẩy mạnh hội nhập.
- Phát triển du lịch gắn với giáo dục truyền thống và quốc phòng.