I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA
1. Lịch sử đô thị hóa
- Thành Cổ Loa (thế kỷ III TCN) là đô thị cổ đầu tiên.
- Thời phong kiến: Đô thị chủ yếu có chức năng hành chính, thương mại, quân sự, như Thăng Long, Phú Xuân, Hội An.
- Thời Pháp thuộc: Hình thành đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, phục vụ mục đích hành chính, quân sự.
- 1945 - 1975: Đô thị hóa chậm, dân số thành thị tăng ít.
- 1975 - nay: Đô thị hóa tăng nhanh, nhất là sau Đổi mới.
2. Tỉ lệ dân thành thị và số đô thị
- Liên tục tăng: dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng lên, năm 2021 có 36,6 triệu dân thành thị (37,1% dân số) với 749 đô thị các loại.
3. Không gian và lối sống đô thị
- Không gian đô thị mở rộng, cảnh quan hiện đại, văn minh.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai vùng đô thị lớn, đóng vai trò trọng tâm kinh tế - xã hội.
- Chuỗi đô thị giúp kết nối vùng.
- Lối sống thành thị phổ biến, ảnh hưởng đến vùng ven đô, nông thôn.
II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
- Năm 2021, nước ta đã hình thành được 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV, loại V.
- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 1, 18, 5,…
III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
- Ảnh hưởng tích cực:
- Đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Hình thành các khu đô thị mới, thu hút vốn đầu tư.
- Tạo việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sống.
- Lối sống văn minh lan tỏa từ đô thị đến nông thôn.
- Góp phần vào an sinh xã hội, giảm nghèo, hỗ trợ an ninh quốc phòng.
- Ảnh hưởng tiêu cực: Đô thị hóa tự phát gây sức ép lên việc làm, nhà ở, môi trường, y tế, giáo dục, an sinh xã hội.