1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 - 1995)
- Giữa thập niên 1980, Việt Nam đối mặt với khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng Cộng sản nhận thức cần phải đổi mới đất nước.
- Đại hội VI (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, chính thức mở đầu công cuộc Đổi mới.
- Đại hội VII (1991) tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới.
* Nội dung chính:
- Đổi mới toàn diện, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tư tưởng.
- Xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng cao dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Mở rộng quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị.
2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)
- Sau 10 năm Đổi mới, kinh tế - xã hội ổn định, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đại hội VIII (1996), IX (2001) tiếp tục phát triển đường lối Đổi mới.
* Nội dung chính:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh.
- Đa phương hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)
- Sau 20 năm Đổi mới, Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
- Các Đại hội X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021) tiếp tục thúc đẩy đổi mới toàn diện.
* Nội dung chính:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ.
- Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
- Mở rộng hội nhập quốc tế, chuyển từ hội nhập kinh tế sang hội nhập toàn diện.