1. Bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975
- Thế giới: Xu thế hòa hoãn Đông - Tây tiếp tục nhưng vẫn có xung đột và bất ổn. Quan hệ giữa các nước lớn phức tạp.
- Trong nước:
+ Việt Nam thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng gặp nhiều khó khăn.
+ Mỹ bao vây, cấm vận.
+ Quan hệ với Trung Quốc và Campuchia có dấu hiệu bất ổn.
2. Diễn biến chính của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975
a) Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979)
- Khmer Đỏ liên tục xâm phạm lãnh thổ Việt Nam từ 1975-1978, giết hại nhiều dân thường.
- 22/12/1978: Khmer Đỏ tấn công biên giới Tây Nam. Việt Nam phản công, truy kích đối phương.
- 7/1/1979: Giải phóng Phnom Penh, chấm dứt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
b) Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)
- 17/2/1979: Trung Quốc huy động 32 sư đoàn tấn công biên giới Việt Nam.
- Quân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Dư luận quốc tế phản đối Trung Quốc.
- 5/3 - 18/3/1979: Trung Quốc rút quân nhưng tiếp tục gây xung đột ở Vị Xuyên (1984-1989).
c) Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
- 1977: Việt Nam tuyên bố chủ quyền biển, đảo. 1994: Phê chuẩn UNCLOS 1982.
- Chính phủ thành lập huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tăng cường tuần tra và đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
* Một số sự kiện:
- 1988: Trung Quốc chiếm trái phép một số đảo ở Trường Sa. Hải quân Việt Nam anh dũng chiến đấu.
- 2012: Trung Quốc lập "thành phố Tam Sa" để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam phản đối.
- 5/2014: Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Sau đấu tranh ngoại giao, Trung Quốc rút giàn khoan.
3. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975
- Đối với Việt Nam:
+ Đánh bại các âm mưu xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Đối với thế giới:
+ Việt Nam giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
+ Góp phần giữ vững hòa bình, ổn định ở Đông Dương và Đông Nam Á.
4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
- Phát huy tinh thần yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đất nước.
- Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc: Tập hợp lực lượng yêu nước qua các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để bảo vệ chủ quyền.
- Phát triển nghệ thuật lãnh đạo và quân sự: Vận dụng chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.