Lý thuyết Lịch Sử 12 Cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN

a) Quá trình hình thành

- Sau khi giành độc lập, các quốc gia Đông Nam Á muốn hợp tác để phát triển kinh tế và hạn chế ảnh hưởng từ các cường quốc.

- Một số tổ chức khu vực ra đời trước ASEAN:

+ Năm 1961: Hiệp hội Đông Nam Á (ASA).

+ Năm 1963: MAPHILINDO.

+ Năm 1966: Dự thảo thành lập ASEAN được gửi đến các nước liên quan.

+ Ngày 8/8/1967, ASEAN chính thức được thành lập tại Bangkok với 5 nước sáng lập: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

b) Mục đích thành lập ASEAN

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa.

Duy trì hòa bình, ổn định khu vực dựa trên luật pháp quốc tế.

Hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, văn hóa.

2. Hành trình phát triển của ASEAN

a) Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999)

- ASEAN mở rộng từ 5 lên 10 nước thành viên:

+ 1984: Brunei gia nhập.

+ 1995: Việt Nam gia nhập.

+ 1997: Lào và Myanmar gia nhập.

+ 1999: Campuchia trở thành thành viên thứ 10.

b) Các giai đoạn phát triển chính

- 1967 - 1976: Thiết lập cơ cấu tổ chức, ra tuyên bố về khu vực hòa bình, ký Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu cam kết xây dựng hợp tác khu vực.

- 1976 - 1999: Mở rộng thành viên, nâng cao vị thế, giải quyết vấn đề Campuchia.

- 1999 - 2015: Hoàn thiện tổ chức, thông qua Hiến chương ASEAN (2007).

- 2015 - nay: Thành lập Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội. ASEAN mở rộng hợp tác và nâng cao vị thế quốc tế.